THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC

Quyết tâm thi đua ngay từ tuần đầu, tháng đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khoá học 2022 - 2023

Đăng lúc: 06:56:06 24/10/2022 (GMT+7)381 lượt xem

 TS. Lương Trọng Thành
TUV, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng
 
Picture1.jpg
TS. Lương Trọng Thành - TUV, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng
Nhà trường phát biểu tại Lễ Khai giảng
 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mục đích của việc học tập lý luận chính trị là “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”, “Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp, Nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”1. Người cũng chỉ rõ: “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”2 và khẳng định phương pháp học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là “học tập tinh thần xử trí mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta”3. Những khẳng định về giá trị, bản chất khoa học, cách mạng, nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa Mác – Lêninđòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập để không ngừng nâng cao trình độ lý luận, đi đôi với việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo và giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra.
Quán triệt tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bám sát định hướng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và chỉ đạo của Tỉnh ủy Thanh Hoá, từ thực tiễn đổi mới của Nhà trường, khóa đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị K50 được sắp xếp thành 8 lớp từ A1 - A8được thiết kếtheo Mô hình: 3 mục tiêu: (1) nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn, toàn diện và sâu sắc hơn, từ đó nâng cao bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về chủ trương, đường lối của Đảng tatrong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. (2) phát triển tư duy, tầm nhìn, đổi mới sáng tạo trong hoạt động tham mưu, phối hợp và xử lý công việc. (3) rèn luyện tác phong làm việc khoa học, dân chủ và nêu gương. 3 nội dung: (1) nhóm kiến thức cơ bản về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về những chủ trương, đường lối của Đảng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; về hệ thống pháp luật; (2) Nhóm kiến thức về lãnh đạo, quản lý; (3) Nhóm kiến thức về kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền.  3 hoạt động: (1) Học tập các chuyên đề trên lớp; (2) Nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn và nối giữa nhà trường với học viên và địa phương cơ sở; (3) Tổ chức các diễn đàn, toạ đàm, hội thảo, báo cáo chuyên đề thực tế. Để triển khai khoá học đạt kết quả tốt đẹp, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và phát huy tốt vai trò của các chủ thể, trong đó:
Trước hết, với vị thế là chủ và vai trò làm chủ trong học tập, rèn luyện, tiếp thu tri thức để phát triển phẩm chất, năng lực, mỗi học viên cần nghiêm túc thực hiện tốt: 1 nâng cao (nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện); 2 đổi mới sáng tạo (đổi mới sáng tạo về cách học và đổi mới sáng tạo về cách hành); 3 đồng hành (trong học tập, phát triển tư duy lý luận, nâng cao bản lĩnh chính trị; trong rèn luyện phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý; trong xây dựng tác phong, hình ảnh); 4 phát huy(trong xây dựng tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu; xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính đảng; trong ứng dụng công nghệ chuyển đổi số; kết nối những giá trị tốt đẹp của nhà trường đến với cơ sở và cộng đồng);  5 nhất (tập thể lớp đoàn kết nhất; kỷ cương, kỷ luật nhất; phong trào học tập, rèn luyện tốt nhất; có nhiều mô hình đổi mới sáng tạo nhất; có tác phong, hình ảnh đẹp nhất).
Thứ hai, ng với việc phát huy vị thế học viên là trung tâm, nhà trường là nền tảng, mỗi giảng viên phải trở thành động lực cho học viên trong học tập và rèn luyện. Theo đó, mỗi giảng viên cần:“Nghiêm về giờ giấc, đẹp về trang phục, chuẩn về phát ngôn, đúng mực trong ứng xử và quyết liệt trong đổi mới phương pháp dạy học” theo nguyên tắc 3 tăng (tăng chủ động, gắn kết; tăng tương tác và tổng kết; tăng thực tiễn và xử lý tình huống); 3 mẫu mực (về đạo đức, về tự học và sáng tạo); đồng thời thực hiện tốt vai trò định hướng, đồng hành, kích hoạt, thổi hồn và truyền cảm hứng cho học viên trong quá trình học tập, rèn luyện.
Thứ ba, mỗi cán bộ quản lý, phục vụ phải “kiên định mục tiêu, quyết liệt trong chỉ đạo, sáng tạo trong điều hành và hài lòng trong xử lý”. Muốn vậy, đòi hỏi người cán bộ quản lý, phục vụ phải sâu sát “Đến tận chỗ, rõ tận việc, thường xuyên kiểm tra, kịp thời giải quyết”.
Khoá 50 Trung cấp Lý luận chính trị hệ tập trung tại trường có nhiều thuận lợi. Phần lớn học viên có tuổi đời trẻ, được đào tạo cơ bản, được cấp uỷ, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quan tâm quy hoạch và cử đi đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường tiếp tục nhận được sự quan tâm của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường tâm huyết, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình quản lý, giảng dạy. Đặc biệt, toàn trường đang phấn khởi thi đua hiện thực hoá các mục tiêu, chỉ tiêu theo Kết luận 729 – KL/TU, ngày 14/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
Với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, mỗi cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường tiếp tục đổi mới sáng tạo thi đua “nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt” ngay từ tuần đầu, tháng đầu của khoá học để đạt kết quả cao nhất, thiết thực kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022), góp phần quan trọng sớm hoàn thành các tiêu chí trường chính trị đạt chuẩn mức 1 trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước vào năm 2023 và được công nhận Trường Chính trị “kiểu mẫu” vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Nhà trường (4/6/1949 - 4/6/2024)./.
--------------
Trích nguồn:
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H, 2011, tập 6, tr. 208
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H, 2011, tập 15, tr. 684
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, H.2010, t.11, tr.611
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
4338
Hôm qua:
1857
Tuần này:
7184
Tháng này:
7184
Tất cả:
5.012.057