HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Thực tiễn trong công tác giảm nghèo bền vững của chính quyền huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá

Đăng lúc: 10:47:01 27/10/2022 (GMT+7)556 lượt xem

 fu.jpg
Khu du lịch Pù Luông - Điểm sáng trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Bá Thước
Giảm nghèo bền vững là một trong những chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Những năm qua, cùng với việc không ngừng cải tiến chế độ tiền lương và nâng cao thu nhập cho người lao động, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đến việc bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo cho nhân dân, đặc biệt quan tâm đối với các huyện nghèo có người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 nhấn mạnh mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Nghị quyết này là sự cụ thể hóa quan điểm trong Văn kiện Đại hội XII, XIII của Đảng về giảm nghèo bền vững, tăng trưởng bao trùm và quan tâm mọi nhóm xã hội, đặc biệt nhóm yếu thế dễ bị tổn thương.
Hiện nay, tình trạng tái nghèo còn phổ biến dưới tác động của rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và biến động xấu của thị trường. Đây là vấn đề đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho các địa phương trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Bá Thước nói riêng.
Nhận thức đượctầm quan trọng của công tác giảm nghèo bền vững,Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Bá Thước đã kịp thời ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch và các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, cùng với sự phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của các phòng, ban, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc huyện Bá Thướctừ năm 2016- 2020 và năm 2021 đã hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo bền vững đạt so với kế hoạch đề ra.
Vớivị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi cho giao thương hàng hóa, liên kết trong vùng kinh tế trong Tỉnh; đất đai phì nhiêu, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện, đặc biệt là cây luồng, cây mía; nằm trong vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Bá Thước có khá nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh, khách quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất của Bá Thước đạt 16,1%/năm; cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người đạt 31,6 triệu đồng/người vào năm 2020; cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông- lâm- ngư nghiệp giảm từ 48,4% năm 2015 xuống còn 39,0%, ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 17,7% lên 25,5%, ngành dịch vụ tăng từ 33,9% lên 35,5% năm 2020.Đây là nguồn lực quan trọng hỗ trợ thực hiện GNBV của Huyện.
Bá Thước có Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề chuẩn quốc gia; là một trong ba trung tâm có quy mô của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Đây là lợi thế về đào tạo nhân lực cho Huyện, trong đó có nguồn lực cho công tác GNBV.
Bên cạnh những thuận lợi, Bá Thước cũng gặp không ít khó khăn, có tác động trực tiếp đến công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.Trong những năm qua, việctăng trưởng kinh tế chưa bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế với các huyện khác còn thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu, chưa đồng bộ. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn hạn chế. Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch trên một số lĩnh vực còn bất cập. Công tác quản lý môi trường còn chưa chặt chẽ; tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục.Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và nhu cầu xã hội. Các tệ nạn xã hội, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn diễn ra phức tạp.Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên còn hạn chế. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số tổ chức đảng chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực quản lý, điều hành của chính quyền trên một số mặt hiệu quả thấp. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có lúc, có nơi còn hình thức, chưa hiệu quả.Thu nhập của một bộ phận dân cư còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo ở xã vùng sâu, vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc còn cao; sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại một số vùng thiếu bền vững. Bên cạnh đó, còn một bộ phận hộ nghèo chưa thật sự chí thú làm ăn, còn trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng; ý thức và quyết tâm vươn lên thoát nghèo còn thấp.
Theo tinh thần của Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 04/11/2013 của Tỉnh uỷ về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hoá đến năm 2020”.Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sởđã nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình và đã tích cực vào cuộc thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Bá Thước. Theo đó, UBND huyện Bá Thước đã thành lập Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo cấp huyện do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, các PChủ tịch làm Phó ban, các Trưởng phòng, Trưởng các ban ngành là thành viên. Ban chỉ đạo đã ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên. Đối với cấp uỷ, Huyện phân công cụ thể từng uỷ viên BCH huyện uỷ theo dõi, chỉ đạo từng xã về các lĩnh vực. Sự chỉ đạo điều hành của cấp uỷ và chính quyền cấp huyện luôn kịp thời và bám sát thực tế cơ sở, đã lan toả trong cộng đồng dân cư và tạo được sự tham gia tích cực của các hội đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Vì thế, các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đối với huyện và người nghèo luôn được triển khai, thực hiện đầy đủ và đúng đối tượng, tạo ra niềm tin cho người nghèo nói riêng và Nhân dân các dân tộc huyện Bá Thước nói chung đối với các chính sách giảm nghèo trên địa bàn.
Hằng năm, UBND huyện phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo và kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.Ban chỉ đạo thực hiện chương trình GNBV của Huyện xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững để làm cơ sở triển khai thực hiện, đồng thời chỉ đạo hướng dẫn cấp xã, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện giảm nghèo bền vững ở từng cấp cụ thể.Các đơn vị có liên quan như: Phòng LĐTB&XH, phòng Tài chính – kế hoạch, phòng Nông nghiệp, phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Kinh tế- Hạ tầng, phòng Văn hóa, phòng Tư pháp, Ngân hàng Chính sách xã hội đều chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Nhìn chung, hệ thống văn bản của Huyện về chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách GNBV đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh. Huyện Bá Thước đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, của Tỉnh đảm bảo tính pháp lý, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt chương trình, chính sách GNBV. Huyện Bá Thước cũng xác lập được cơ chế huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và cả cộng đồng tham gia vào chương trình GNBV. Hệ thống văn bản của Huyện đã góp phần phát huy được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của huyện, hạn chế các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách trong thực hiện GNBV. Đây là bước quan trọng để Huyện hoàn thiện những điều kiện cần thiết cho việc triển khai thực hiện chương trình GNBV đạt kết quả.
Nhờ đó, trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, lũ lụt, nhưng với quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 25,31% năm 2016 xuống 2,22% năm 2020, bình quân mỗi năm giảm 4,61%. Để góp phần đưa lý luận vào thực tiễn về công tác giảm nghèo bền vững của huyện Bá Thước, cần rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai, thực hiện như sau:
Một là, ghi nhận sự lãnh đạo sâu sát, cụ thể của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội mang tính quyết định đến hiệu quả và tính bền vững của Chương trình.
Hai là, phát huy sức mạnh của 3 lực lượng: Bản thân người nghèo, cộng đồng và Nhà nước; trong đó, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người nghèo và vai trò, sức mạnh của cộng đồng, đoàn thể để đảm bảo tính bền vững của Chương trình. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để làm chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó tự vươn lên thoát nghèo.
Ba là, phải thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bằng một cơ chế chỉ đạo tập trung thống nhất từ huyện đến cơ sở. Trong quá trình thực hiện phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội, gắn kết chương trình, dự án khác với chương trình mục tiêu giảm nghèo.
Công tác giải ngân nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi phải được gắn liền với việc phát huy cao nhất hiệu quả đồng vốn, gắn công tác tập huấn khuyến nông, đào tạo nghề, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm làm ăn cho hộ nghèo; phát huy sự giúp đỡ lẫn nhau tại cộng đồng nhằm đem lại hiệu quả cao và thiết thực cho công tác này.
Bốn là, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo, điều tra viên của cơ sở phải có chuyên môn, vững kỹ năng nghiệp vụ, nhiệt tình, tận tâm, sâu sát ở cơ sở, có phương pháp vận động quần chúng, phát huy sức mạnh tham gia của cộng đồng đặc biệt là của cán bộ thôn, bản ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Năm là, xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng địa phương, từ đó, xây dựng kế hoạch cho các địa bàn trọng điểm (mỗi xã chọn 1 – 2 thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao; mỗi đảng viên, hội viên theo dõi, giúp đỡ từ 1 – 2 hộ nghèo) để tập trung các nguồn lực đầu tư thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. 
Sáu là, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý, điều hành của chính quyền, phối hợp giữa các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp cần phân công trực tiếp cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình giúp đỡ các hộ gia đình nghèo vươn lên thoát nghèo.
 Hy vọng rằng, những thực tiễn trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Bá Thước nêu trên sẽ làm nền tảng cho công cuộc giảm nghèo bền vững trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn; từ đó khắc phục những hạn chế, yếu kém để đưa Bá Thước phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, nhanh chóng thoát khỏi huyện nghèo và trở thành huyện khá trong khu vực miền núi của tỉnh.
                                                                               Nguyễn Thị Duyên
                                                                   Học viên lớp TCLLCT huyện
                                                                    Bá Thước, khoá học 2021-2022
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
911
Hôm qua:
2395
Tuần này:
11089
Tháng này:
57463
Tất cả:
4.422.343