THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC

Giảng viên Trường Chính trị Thanh Hóa thực hiện nói đi đôi với làm, thực hành nêu gương trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Đăng lúc: 14:02:16 13/03/2015 (GMT+7)1909 lượt xem

                                                                          Dương Thị Bảo Anh
 Trưởng Khoa Xây dựng Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là niềm vinh dự, tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam.
Đối với đội ngũ giáo viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa hiện nay, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết phải học tập và làm theo tư tưởng của Người về “nói phải đi đôi với làm”, “thực hành nêu gương” trong dạy và học để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp cơ sở của  tỉnh.
“Nói thì phải làm", phải “thực hành nêu gương”, chỉ với tám từ đơn giản tưởng chừng như rất dễ thực hiện ấy, nhưng suốt cả cuộc đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu làm gương cho sự thống nhất giữa tư tưởng, lời nói với hành động và hiệu quả. Với trình độ giác ngộ và dân trí ngày càng cao, không phải cứ nghe cán bộ nói là quần chúng sẽ làm theo mà họ xem việc cán bộ làm, đúng như Người đã từng nói: “Trước mặt quần chúng không phải chúng ta cứ viết lên chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến, quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải mực thước cho người ta bắt chước”. Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với hành động, lời nói đi đối với việc làm, là điều không dễ, nó đòi hỏi cần phải có sự cố gắng, bền bỉ và một quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay giản đơn, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành công được. Phải phấn đấu để mỗi cán bộ, đảng viên là một tấm gương sáng để nhân dân noi theo. Bởi lẽ, nhân dân chỉ quý mến những người có phẩm chất và tư cách đạo đức tốt, vì vậy muốn hướng dẫn họ thì mình phải làm mực thước "Cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... Phải thật thà, nhúng tay vào việc". Trong đó, mỗi  đảng viên, cán bộ cũng như mỗi người cần nắm vững và giải quyết tốt ba mối quan hệ chủ yếu: Đối với mình, đối với người, đối với công việc. Đối với mình, không tự cao, tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để học tập điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hàng ngày. Đối với người luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, có thái độ khoan dung, độ lượng trên tinh thần thương yêu đồng chí, đồng bào. Đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải để việc công lên trước việc tư, làm việc gì cũng phải tận tâm, tận lực không sợ khó khăn gian khổ, việc gì lợi cho dân cũng phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Cả cuộc đời mình Bác rất quan tâm đến việc rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong của các cán bộ, đảng viên, đến lời nói phải đi đôi với việc làm và bản thân Bác là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, để chúng ta học tập và noi theo.
 Trường chính trị Thanh Hóa có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương về Lý luận chính trị - Hành chính; đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ về về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật, quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học, việc đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường nói đi đôi với làm, thực hiện nêu gương là vô cùng cần thiết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "...Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Muốn vậy, trước hết, mỗi giảng viên phải nêu gương về niềm tin cộng sản, tin vào mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sức mạnh của dân tộc. Điều này đòi hỏi, mỗi giảng viên phải đầu tư nghiên cứu, nắm vững những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để kịp thời định hướng tư tưởng đúng đắn cho người học, thông qua đó giúp người học xác định đúng mục đích, động cơ tính thần, thái độ và phương pháp học tập.
Thứ hai, giảng viên nhà trường phải nêu gương về phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống trong sạch, lành mạnh, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói đi đôi với làm, tác phong sinh hoạt giản dị, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tha hóa về đạo đức, lối sống tham ô, lãng phí, gây thất thoát tài sản của Nhà nước. Đó vừa là trách nhiệm của người giảng viên, đảng viên trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời là tấm gương cho học viên noi theo. 
Thứ ba, mỗi giảng viên phải là tấm gương trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như nội quy, quy chế trong nhà trường. Không chỉ vậy, xuất phát từ đối tượng học viên của Trường rất phong phú và đa dạng, phổ biến là cán bộ, công chức đã có thời gian công tác, kinh nghiệm thực tiễn, vốn sống nhất định, số đông được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và đã trải nghiệm thực tiễn trên nhiều lĩnh vực. Điều này đòi hỏi bản thân mỗi giảng viên phải luôn nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của mình, phải luôn cố gắng học tập nâng cao trình độ, trau dồi, cập nhật kiến thức mới cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như về lý luận chính trị và kiến thức thực tiễn. Hình thức học phải đa dạng, học ở trường, học ở đồng nghiệp và học ở chính những học viên của mình.
Thứ tư, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giảng viên nhà trường phải nêu cao tinh thần trách nhiệm tận tụy, yêu nghề và gắn bó với nghề, hết lòng vì công việc, chủ động khắc phục khó khăn, đem hết khả năng và lòng nhiệt tình vào từng bài giảng, tiết giảng.
Trong công tác giảng dạy, phải thường xuyên đổi mới phương pháp. Bởi lẽ, phương pháp giảng dạy của người thầy cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Việc đổi mới phương pháp phải đảm bảo phát huy tính năng động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm. Sau từng bài giảng, mỗi giảng viên cũng cần trao đổi, rút kinh nghiệm cho bản thân cả về tri thức cũng như phương pháp truyển đạt để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên phải đảm bảo tạo ra sự công bằng và động lực cho người học. Điều đó thể hiện trước hết ở việc đổi mới cách thức ra đề thi sao cho đảm bảo phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại hoặc sao chép lẫn nhau. Trong chấm thi phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, tránh tình trạng thiên vị hoặc qua loa, đại khái.
Thứ năm, phải nêu gương về tình đồng chí, tình thương và trách nhiệm không chỉ với đồng nghiệp mà còn với cả học viên. Do đặc điểm của học viên trường chính trị đều là đảng viên, đa số là cán bộ đương chức và dự nguồn cấp cơ sở. Trong đó, nhiều học viên (nhất là học viên học tập trung tại trường) tuổi đời còn trẻ, chưa có vị trí công tác ổn định, chỉ là cán bộ kiêm chức, thu nhập thấp, đời sống kinh tế - xã hội có những khó khăn, Vì vậy, mỗi giảng viên nhà trường phải thật sự gần gũi, sâu sát với học viên. Đối với học viên, người giảng viên phải vừa là người thầy, vừa là người đồng chi, phải nắm bắt tâm tư, tình cảm, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn của họ, sẵn sàng giúp đỡ họ về mọi mặt, kể cả trong học tập cũng như trong hoạt động thực tiễn ở cơ quan, đơn vị.
Có thể nói, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải là việc làm thường xuyên, liên tục, có như vậy cá nhân mỗi người nói chung, người giảng viên trường chính trị nói riêng mới có thể không ngừng hoàn thiện mình cả về nhân cách, phẩm chất đạo đức cũng như năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đúng như Bác từng dạy “ …đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Từ đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở của tỉnh nhà, cũng là góp phần đưa quê hương Thanh Hóa nhanh chóng trở thành tỉnh ki
Các tin khác
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1720
Hôm qua:
1669
Tuần này:
13012
Tháng này:
50202
Tất cả:
4.983.803