CHÀO MỪNG HỌC VIÊN KHOÁ 52 TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VỀ NHẬP HỌC VÀ DỰ LỄ KHAI GIẢNG, NĂM HỌC 2024 - 2025

Tăng cường ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đăng lúc: 15:05:26 18/05/2019 (GMT+7)2948 lượt xem

TS. Lương Trọng Thành
Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng
 
Trong suốt cuộc đời làm cách mạng, mối quan tâm lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và đem lại hạnh phúc cho Nhân dân.Người từng chủ trươngĐem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”1, phát huy mọi nguồn lực để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Toàn bộ di sản tư tưởng cũng như thực tiễn hoạt động cách mạng của Người luôn thể hiện rõ ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân.Đâysợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh - là một yếu tố bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cùng với việc thực hiện tốt Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, năm 2019, Đảng triển khai học tập Chuyên đề “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đây là sự kế thừa truyền thống “trọng dân”, “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” của dân tộc ta, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là quan điểm của các nhà Mác-xít về vai trò, vị trí của Nhân dân trong việc quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, còn gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết công việc cho tổ chức, công dân2 của một bộ phận cán bộ, đảng viên, qua đó xây dựng đội ngũ cán bộ hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân. Những vấn đề này đặt ra yêu cầu phải tăng cường xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởngHồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trong tư tưởngHồ Chí Minh, ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân được thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chủ yếu bao gồm những nội dung cốt lõi sau:
Về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn thật sự tôn trọng Nhân dân, trước hết phải nhận thức, đánh giá và hiểu đúng về vị trí, vai trò, sức mạnh của dân, sức mạnh của Nhân dân thực chất là tài dân, trí dân, sức dân. Người từng nhiều lần khẳng định:Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong3, “Trong bầu trời không có gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân4. Theo đó, tài dân, trí dân, sức dân là lực lượng quyết định sự thành bại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, chỉ cần có dân là có tất cả, dân ủng hộ thì việc gì khó mấy cũng thành công, còn dân không ủng hộ thì việc dễ mấy cũng thất bại, do đó, cán bộ, đảng viên phải luôn có ý thức tôn trọng Nhân dân. Thứ hai, tôn trọng Nhân dân là tin dân, thương yêu và kính trọng Nhân dân. Người nhiều lần nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải hiểu rằng: “Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta5. Điều này cho thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tin dân, thương yêu và kính trọng Nhân dân là yêu cầu bắt buộc đối với người cán bộ, đảng viên, họ phải nhận thức và tin vào lực lượng to lớn của Nhân dân, thấy được vai trò là chủ thể quyền lực nhà nước của Nhân dân, từ đó biết đặt Nhân dân lên vai trò là người chủ nước nhà, cố gắng làm tròn trách nhiệm là người đầy tớ, người phục vụ Nhân dân. Thứ ba, tôn trọng Nhân dân cũng chính là lắng nghe, học hỏi Nhân dân. Người cán bộ, đảng viên “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dânCó biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân6. Do đó, họ phải biết lắng nghe ý kiến của quần chúng, học hỏi cách làm hay, sáng tạo của Nhân dân, gom góp các ý kiến của quần chúng để lãnh đạo họ, đây cũng chính là cách phục vụ Nhân dân hiệu quả nhất.
Về phát huy dân chủ.
Dân chủ được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích ngắn gọn, xúc tích là dân là chủ và dân làm chủ. Đây được xem là một định nghĩa về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tuy ngắn gọn nhưng lại bao quát đầy đủ nhất, sâu sắc nhất bản chất dân chủ. Người từng khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích cũng vì dân. Bao nhiêu quyền hạn cũng là của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân7. Do đó, dân chủ là đề cao vị thế là chủ, vai trò làm chủ của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng; phát huy dân chủ là làm cho vị thế là chủ, vai trò làm chủ. Theo đó, Đảng, Chính quyền phát huy dân chủ chính là bảo đảm quyền con người, quyền công dân, làm sao cho Nhân dân có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Các quyền này phải được đảm bảo đầy đủ trên thực tế, được thực hiện kịp thời và có hiệu lực, hiệu quả. Trong mọi công việc người dân không chỉ được biết, được bàn mà còn được làm, được kiểm tra, được giám sát. Mọi công dân trong xã hội đều có nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời có nghĩa vụ học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để “xứng đáng với vai trò của người chủ” xã hội.
Về chăm lo đời sống Nhân dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn phát huy dân chủthì điều quan trọng nhất là Đảng, Chính phủ phải chăm lo, bồi dưỡng sức dân bằng những việc làm thiết thực để mang lại lợi ích, ấm no, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân.Người luôn khuyên cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm với dân, phải nhớ rằng làm cán bộ chứ không phải là làm quan cách mạng, “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của Nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi8. Phải chăm lo đời sống của người dân đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần, trước hết là bảo đảm việc làm, chăm lo cái ăn, cái mặc, sức khỏe, việc học hành... của Nhân dân; Nhân dân phải được sống trong một xã hội tiến bộ và công bằng, được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, được tham gia vào các hoạt động chính trị như giám sát, phản biện các hoạt động của Chính phủ; xây dựng một xã hội công bằng, lối sống có văn hóa, bảo đảm an sinh và an toàn xã hội.
Có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân có quan hệ mật thiết với nhau.Đâynhững nội dungcần thiết để xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện hiệu quả việc xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân cho đội ngũ cán bộ,đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ngoài những nhiệm vụ và giải pháp được nêu ra trong tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương, đối với tỉnh ta còn cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ,đảng viênvề xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quán triệt nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Qua đó hướng mỗi cán bộ, đảng viên chuyển từ nhận thức đúng đắn thành hành động tự giác, sáng tạo, luôn biết “lắng nghe tâm tư, nguyện vọng để giải đáp kịp thời, thỏa đáng những vướng mắc về tư tưởng cho Nhân dân10; khắc phục những biểu hiện nhận thức hời hợt, phiến diện, không thấy được mối quan hệ giữa thực hiện ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân với việc phát huy sức dân, huy động Nhân dân tham gia thực hiện các mục tiêu vì lợi ích của Nhân dân. Đồng thời có các hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời những tấm gương cán bộ, đảng viên điển hình trong tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân, từ đó tạo sức lan tỏa và nhân rộng đến tất cả cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân.
 Thứ hai, nghiên cứu, xây dựng cụ thể hóa thành tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với chức danh vị trí việc làm của cán bộ, đảng viên theo phương châm đúng, rõ về giá trị cốt lõi, đúng với đối tượng, phù hợp với thực tiễn, làm cơ sở để đánh giá cán bộ, đảng viên.
Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân thành bộ tiêu chí để đội ngũ cán bộ, đảng viên làm căn cứ phấn đấu thực hiện. Yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên phải đăng ký thực hiện các tiêu chí phù hợp với công tác của bản thân. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, giữa các cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện các tiêu chí, đồng thời dựa trên kết quả thực hiện các tiêu chí này để đánh giá và lấy đó làm cơ sở bố trí cán bộ, đảng viên cho từng đợt, từng nhiệm kỳ quy hoạch cán bộ. Từ đó góp phần “Thực hiện tốt “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc đối thoại, lắng nghe ý kiến, giải quyết những khó khăn, vướng mắc và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; nghiên cứu ban hành quy định để Nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền11.
Thứ ba, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt là rèn luyện tác phong làm việc dân chủ chođội ngũ cán bộ, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn12. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người đứng đầuphảiđủ phẩm chất, năng lực, uy tín, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, gắn bó máu thịt với Nhân dân. Biết nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin; luônrèn luyện tác phong làm việc dân chủ với quần chúng, tạo điều kiện để Nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền. Bồi dưỡng tính tích cực và ý thức làm chủ cho Nhân dân, khắc phục và xóa bỏ các kiểu dân chủ hình thức để Nhân dân được hưởng quyền dân chủ thực sự, dám nói, dám làm, dám quyết định tất cả công việc của xã hội; phải “hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân, của quốc gia – dân tộc. Không làm bất cứ việc gì có hại cho Đảng, cho đất nước và Nhân dân. Lấy ấm no, hạnh phúc và sự hài lòng của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.”13  Khi thực hành dân chủ, phải lưu ý một số vấn đề sau:
1. Dân là chủ, cán bộ là đầy tớ thì phải “yêu dân, kính dân, trọng dân”, phải luôn nêu cao tinh thần phục vụ Nhân dân, có ý thức và thái độ đúng đắn với Nhân dân, phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp Nhân dân, hướng sự sáng tạo đó vào sự nghiệp xây dựng xã hội. Lấy “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” làm khẩu hiệu hành động, thành phương châm công tác vận động quần chúng, tuy nhiên, phải lưu ý lắng nghe nhưng không phải theo đuôi nếu không sẽ rơi vào chủ nghĩa Dân túy.
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người cán bộ, đảng viên phải luôn quán triệt nguyên tắc dân chủ để phát huy được sức mạnh của tập thể; phải luôn lắng nghe ý kiến của quần chúng Nhân dân, của tập thể nhưng cũng phải quyết đoán và dám chịu trách nhiệm cá nhân trước các quyết định của mình vì lợi ích của Nhân dân, của quốc gia - dân tộc và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng.
3. Trong thực hiện nhiệm vụ luôn bao quát mọi việc, mọi người, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát đến từng người, từng việc. Phải kiên quyết chống bệnh quan liêu, những căn bệnh cậy thế, chia rẽ, kiêu ngạo và nhất là chủ nghĩa cá nhân. Phải luôn nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của Nhân dân.
4. Phát huy dân chủ nhưng phải chăm lo đến đời sống Nhân dân. Vì chăm lo cho dân mới có thể phát huy được nguồn lực trong Nhân dân; nếu không chăm lo một cách cụ thể, thiết thực đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân thì dù có nói bao nhiêu về quyền làm chủ của Nhân dân cũng đều là vô nghĩa và không có sức thuyết phục. 
5. Phát huy dân chủ chính là thực hiện sự công bằng, phải luôn gắn chặt với hiệu quả của công việc nhằm khuyến khích, tôn vinh lao động sáng tạo, trọng dụng nhân tài, phát triển nhân lực; tránh chủ nghĩa cào bằng, bình quân.
Tóm lại, xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân cho đội ngũ cán bộ,đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhphải đi từ việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng thành bộ tiêu chí thực hành phù hợp với từng đối tượng, rèn luyện tác phong làm việc dân chủ với quần chúng, đi sâu, đi sát, gần gũi, gắn bó với Nhân dân; đặt niềm tin vào Nhân dân, đặt lợi ích của quần chúng lên trên hết, trước hết; biết cách tổ chức quần chúng, chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng để xứng đáng là người lãnh đạo, vừa là “người đầy tớ thật trung thành của dân”... Những giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết; tổ chức thực hiện nghiêm túc, bài bản, có sự chỉ đạo, quản lý từ các cấp; tiến hành kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt và đánh giá kết quả qua từng giai đoạn. Có như vậy mới giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện đúng tác phong làm việc với Nhân dân, luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, chủ động phấn đấu cống hiến và phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.
 
Tài liệu tham khảo
(1) (12) Hồ Chí Minh: Toàn tập (2015), T. 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 212, 249.
(2)(10) Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (2015), Thanh Hóa , tr 97.
(3)(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. T15, tr. 280, 612.
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. T10, tr. 453.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. T5, tr. 60.
(6)(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. T6, tr. 432, 232.
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb . Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 69.
(11) Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa, Tài liệu Hỏi – Đáp Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (Sử dụng trong sinh hoạt chi bộ và tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân), Thanh Hóa 2015, tr. 78.
(13) Ban tuyên giáo Trung ương Đảng, Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Tài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị năm 2019), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, HN. 2018, tr.78.
 
Các tin khác
Số lượt truy cập
Hôm nay:
547
Hôm qua:
1694
Tuần này:
19202
Tháng này:
13442
Tất cả:
4.805.429