Cảm nhận về vai trò, tầm quan trọng của văn hoá đọc hiện nay
Đăng lúc: 15:17:41 13/09/2023 (GMT+7)451 lượt xem
Cảm nhận về tầm quan trọng của phát triển văn hoá đọc thông qua buổi toạ đàm nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4/2023 của lớp TCLLCT A4-K50, , mỗi học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người cán bộ trong việc lan toả giá trị tốt đẹp của văn hoá đọc tới gia đình, cơ quan, đơn vị và những người xung quanh để góp phần nhỏ bé xây dựng nền kinh tế tri thức ở đất nước hiện nay.

Học viên lớp TCLLCT A4-K50 tổ chức toạ đàm
nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4/3023
nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4/3023
Cổ nhân có câu: “Hãy tích cực đọc sách để mở mang tri thức, rèn luyện nhân cách”. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hoá đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của Nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.
Ngày 21/4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam bởi là thời điểm lần đầu tiên ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam; đồng thời, ngày 23/4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. (1)
Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc; là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, Ngày Sách Việt Nam còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Đến nay, “văn hóa đọc” vẫn chưa có một khái niệm cụ thể mà chỉ là những cách hiểu, những quan điểm từ nhiều góc độ khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, quan niệm "Văn hóa đọc là sự hợp thành của ba yếu tố chính đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội" được cho là dễ hiểu và dễ thực hiện nhất. Cụ thể cho ba yếu tố ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Vì vậy, muốn phát triển văn hóa đọc cho từng cá nhân thì nên tập trung vào các hoạt động phát triển thói quen đọc, phát triển sở thích đọc và phát triển kỹ năng đọc. (2)

Học viên lớp TCLLCT A4-K50 tổ chức toạ đàm
nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4/3023
nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4/3023
Hưởng ứng ngày sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tập thể lớp Trung cấp Lý luận chính trị A4-K50 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã lên kế hoạch và lựa chọn hai cuốn sách tâm đắc nhất trong tủ sách của Nhà trường để giới thiệu. Đó là cuốn sách “Xây dựng giá trị chuẩn mực” do các thầy cô giáo TS. Lương Trọng Thành, TS. Dương Thị Hằng, ThS. Lê Nữ Sinh đồng chủ biên và cuốn “Đổi mới và phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ” do thầy Hiệu trưởng là TS. Lương Trọng Thành và hai thầy, cô Phó Hiệu trưởng là TS. Thịnh Văn Khoa, ThS. Trần Thị Ngọc Diệp đồng chủ biên.
Thông qua việc đọc và tìm hiểu hai cuốn sách này, học viên có thể hiểu rõ hơn về Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý cho hệ thống chính trị cấp cơ sở cũng như đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Đồng thời, học viên hiểu được quá trình xây dựng mô hình “5 nhất, 4 trụ cột, 5 định hướng đổi mới” mà Nhà trường đã và đang thực hiện để phát triển, góp phần tô thắm, làm giàu truyền thống hơn 70 năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành của bao thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên qua các thời kỳ.
Bên cạnh đó, hai cuốn sách còn là tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở Nhà trường và các trung tâm chính trị huyện; có giá trị về lý luận và thực tiễn, nhờ đó đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về phong cách Hồ Chí Minh để vận dụng vào thực tiễn công tác; từ đó xây dựng phong cách, tác phong chuẩn mực, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị ngày một vững mạnh.
Qua buổi tọa đàm sách do lớp A4 tổ chức, học viên nhận thức rõ nét hơn về vai trò quan trọng của văn hoá đọc, đó là tạo nền tảng cho một xã hội học tập. Việc học tập suốt đời sẽ xây dựng nên những con người tri thức, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Vì vậy, phát triển văn hóa đọc được xem là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay đối với học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá nói riêng và với người dân Việt Nam nói chung.
Hiện nay, có thể kể đến nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội là do văn hóa đọc gần như không còn là thói quen, sở thích của mọi tầng lớp nhân dân. Thay vào đó, có thể dễ dàng nhận ra, “văn hóa nghe, nhìn” với sự hỗ trợ của công nghệ ngày càng phát triển ngày càng nhận được sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Đa số các trang báo mạng thường có những chủ đề gây sốt, thậm chí độc hại lại dễ dàng cuốn hút người đọc; điều này làm méo mó “văn hoá đọc” của người dân. Do đó, để hạn chế những tiêu cực trên, cần phải phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường đối với mọi cấp học và phải trở thành quyết tâm của toàn xã hội.
Cảm nhận về tầm quan trọng của phát triển văn hoá đọc thông qua buổi toạ đàm nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4/2023 của lớp TCLLCT A4-K50, mỗi học viên chúng tôi ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người cán bộ trong việc lan toả giá trị tốt đẹp của văn hoá đọc tới gia đình, cơ quan, đơn vị và những người xung quanh để góp phần nhỏ bé xây dựng nền kinh tế tri thức ở đất nước hiện nay./.
Học viên: Lê Văn Thường
Lớp: TCLLCT A4-K50
--------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.
Các tin khác
- Từ những bỡ ngỡ ban đầu đến phút chia xa đầy lưu luyến!
- Thực trạng và giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa hiện nay
- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Quảng Nham I
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đưa xã Tam Chung, huyện Mường Lát thoát nghèo nhanh, bền vững
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Kho bạc Nhà nước khu vực X trong giai đoạn hiện nay
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ ở Trường Trung học cơ sở Quảng Châu hiện nay
- Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Trường Mầm non Trường Sơn
- Trường Mầm non phường Hoằng Đại, thành phố Thanh Hoá học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần tự lực, tự cường
- Thực trạng và giải pháp phát triển công tác đoàn của Đoàn Thanh niên xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc
- Đẩy mạnh chuyển đổi số tại thành phố Sầm Sơn
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1961
Hôm qua:
2329
Tuần này:
11795
Tháng này:
18115
Tất cả:
5.316.389