Học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá xây dựng văn hoá trường Đảng, góp phần nâng cao hình ảnh Nhà trường
Đăng lúc: 08:21:37 28/11/2023 (GMT+7)847 lượt xem
Có thể khẳng định, thông qua xây dựng văn hóa của học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa sẽ góp phần quan trọng xây dựng những tập thể và cá nhân có ứng xử chuẩn mực, có tác phong kỷ luật và hài hoà trong các mối quan hệ, qua đó sẽ tạo nên các sản phẩm đào tạo chất lượng của Nhà trường để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 đã đề ra về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập toàn cầu.

Học viên lớp TCLLCT A2-K51 trong giờ học
Hồ Chí Minh đã định nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ và chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đơi sống và đòi hỏi sự sinh tồn”. Từ định nghĩa của Bác cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa - văn hóa là phương thức tồn tại và phát triển của loài người.
Văn hóa trường Đảng là phạm trù văn hóa của các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý của các cấp trong hệ thống chính trị. Văn hóa trường Đảng là toàn bộ những giá trị mang tính chuẩn mực, về tri thức, niềm tin, giá trị, lý tưởng, truyền thống, thói quen... được đội ngũ cán bộ, viên chức và học viên nghiên cứu và thực hiện.

Học viên lớp TCLLCT A1-K51 học tập tại phòng Truyền thống Nhà trường
Xây dựng văn hóa Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa chính là những hành vi ứng xử phù hợp, hài hòa giữa người cán bộ lãnh đạo, quản lý với giảng viên, cán bộ phục vụ và học viên trong các mối tương tác, hỗ trợ, mà ở đó, kiểm soát hành vi của các chủ thể bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc, nội quy, quy chế nhằm góp phần hạn chế những tiêu cực, giúp công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả, chất lượng. Vì vậy, xây dựng văn hóa trường Đảng cho học viên là hết sức cần thiết và quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh hiện nay. Cần xây dựng văn hoá trường Đảng cho học viên Nhà trường cụ thể như sau:
Thứ nhất, ứng xử văn hóa trong phát ngôn. Với mỗi học viên Nhà trường, lời ăn tiếng nói với thầy cô và bạn học phải làm sao cho hay, cho đẹp, có sức thuyết phục; điều này đòi hỏi phải có sự rèn luyện và tu dưỡng của mỗi cá nhân. Mỗi học viên cần phải có ý thức học tập từ những điều nhỏ bé nhất, tránh sự dễ dãi trong phát ngôn, tránh nói cộc lốc, nóng nảy, thô lỗ... Do vậy, học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa luôn đòi hỏi phải có sự khắt khe với bản thân trong phát biểu ý kiến, trong góp ý, phê bình để xây dựng hình ảnh của bản thân và Nhà trường.
Thứ hai, ứng xử văn hoá trong giao tiếp. Đó là mối quan hệ ứng xử giữa học viên với cán bộ, giảng viên và người lao động Nhà trường. Mặc dù, học viên Nhà trường là cán bộ lãnh đạo trong nguồn quy hoạch, một số học viên có học vị, bằng cấp và tuổi đời cao hơn giảng viên nhưng cần có thái độ đúng mực, cầu thị trong trao đổi ý kiến, thảo luận trên lớp và lịch sự trong mối quan hệ với thầy cô và nhân viên phục vụ. Trong giao tiếp giữa học viên với học viên, ứng xử có văn hoá được thể hiện ở sự hòa đồng, nhã nhặn, lịch thiệp, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và ý thức học hỏi lẫn nhau.
Thứ ba, xây dựng phong cách của học viên. Học viên trường Đảng cần tuân thủ nghiêm túc giờ giấc học tập, sinh hoạt và các chương trình kết nối cũng như kế hoạch học tập, nghiên cứu thực tế Nhà trường đề ra. Xây dựng văn hoá trường Đảng là xây dựng tập thể lớp nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, tích cực, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động. Phong cách học viên trường Đảng được biểu hiện trong mối quan hệ với mọi người xung quanh và môi trường học tập; theo đó, học viên không những phải học tập tích cực mà còn phải rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết để luôn sẵn sàng thích ứng với những hoạt động tập thể, giao lưu văn hoá, văn nghệ, ẩm thực, thể thao…
Thứ tư, tổ chức các phong trào thi đua xây dựng văn hóa trường Đảng. Nhà trường cần xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể, các phong trào thi đua, biểu dương điển hình tiên tiến về thực hành văn hóa trường Đảng, qua đó, sẽ góp ý, phê bình và xử lý vi phạm trong viêc thực hành văn hóa trường Đảng.
Có thể khẳng định, thông qua xây dựng văn hóa của học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa sẽ góp phần quan trọng xây dựng những tập thể và cá nhân có ứng xử chuẩn mực, có tác phong kỷ luật và hài hoà trong các mối quan hệ, qua đó sẽ tạo nên các sản phẩm đào tạo chất lượng của Nhà trường để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 đã đề ra về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập toàn cầu./.
Học viên: Trần Thị Hồng Duyên
Lớp: TCLLCT A2-K51
Các tin khác
- Từ những bỡ ngỡ ban đầu đến phút chia xa đầy lưu luyến!
- Thực trạng và giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa hiện nay
- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Quảng Nham I
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đưa xã Tam Chung, huyện Mường Lát thoát nghèo nhanh, bền vững
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Kho bạc Nhà nước khu vực X trong giai đoạn hiện nay
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ ở Trường Trung học cơ sở Quảng Châu hiện nay
- Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Trường Mầm non Trường Sơn
- Trường Mầm non phường Hoằng Đại, thành phố Thanh Hoá học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần tự lực, tự cường
- Thực trạng và giải pháp phát triển công tác đoàn của Đoàn Thanh niên xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc
- Đẩy mạnh chuyển đổi số tại thành phố Sầm Sơn
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1078
Hôm qua:
2872
Tuần này:
13784
Tháng này:
20104
Tất cả:
5.318.378