Phát huy sự chủ động của học viên với phương pháp thảo luận thông qua lựa chọn đáp án đúng
Đăng lúc: 14:46:17 14/09/2023 (GMT+7)528 lượt xem
Với phương pháp thảo luận thông qua lựa chọn đáp án đúng, học viên có thể chủ động chọn đáp án theo quan điểm của mình và tham gia thảo luận, bảo vệ ý kiến của bản thân; điều này sẽ giúp học viên trở nên chủ động hơn trong quá trình học tập lý luận chính trị.

Một giờ học lý luận chính trị của lớp TCLLCT A8-K50
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa là ngôi trường Đảng có bề dày lịch sử với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên. Thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, đào tạo, giảng viên Nhà trường luôn nỗ lực đặt vị trí của học viên làm trung tâm trong quá trình giảng dạy. Với nhiều sự đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy bằng nhiều mô hình khuyến khích sự chủ động trong học tập của học viên, như: mô hình “1 nâng cao, 2 đổi mới, 3 đồng hành, 4 phát huy, 5 mẫu mực”; mô hình Seminar; khuyến khích học viên viết bài đăng Website… Những mô hình đổi mới được đúc kết từ thực tiễn này đã góp phần nâng cao vai trò và trách nhiệm của học viên trong học tập.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận học viên chưa nhận thức đúng về mục tiêu học tập lý luận chính trị nên một bộ phận còn thiếu trách nhiệm trong chấp hành nội quy, quy chế của Nhà trường; thiếu tinh thần tự giác và bị động trong tham gia phát biểu xây dựng bài, tham gia thảo luận nhóm và không có chính kiến trong quan điểm của bản thân.
Để các buổi seminar đạt hiệu quả, học viên phải tự chuẩn bị phần thảo luận dựa trên các câu hỏi cho trước, giảng viên là người quan sát, theo dõi và kết luận định hướng. Mô hình Seminar hiện nay đang được giảng viên Nhà trường tích cực áp dụng trong các bài giảng nhưng số đông học viên chưa sẵn sàng dành nhiều thời gian, tâm huyết cho việc chuẩn bị; một số học viên có hiện tượng ỷ lại, giao phó cho các học viên khác.
Chính vì thế, để có thể phát huy hết khả năng và nâng cao sự chủ động của học viên trong học tập, tôi xin mạnh dạn đề xuất tăng cường phương pháp thảo luận thông qua lựa chọn đáp án đúng. Phương pháp này sẽ được áp dụng, tổ chức thực hiện cụ thể như sau:
Đối với giảng viên. Giảng viên cần chủ động xây dựng giáo án; trong đó, kết hợp các câu hỏi mang tính thời sự, chính luận có các nội dung liên quan đến bài học và đưa ra các phương án lựa chọn (A, B, C, D) để học viên tự tìm hiểu, suy nghĩ và lựa chọn đáp án theo quan điểm của mình, từ đó học viên phải chủ động tìm cơ sở lý thuyết để chứng minh, phản biện nhằm bảo vệ quan điểm của mình. Ngoài ra, giữa các sự lựa chọn sẽ xuất hiện các ý kiến khác nhau, các phần phản biện giữa các học viên, các nhóm…; nhờ đó, học viên có thêm sự hứng thú và yêu thích môn học hơn. Cơ sở của phương pháp chính là dựa trên sự mâu thuẫn thông qua các phần phản biện bảo vệ quan điểm của cá nhân và nhóm học tập, từ đó hướng đến sự thống nhất để đưa ra đáp án chính xác, góp phần tạo nên sự hấp dẫn của bài học. Phương pháp này có thể áp dụng cho các cá nhân hoặc các cuộc thảo luận nhóm, qua đó góp phần phát huy tính chủ động trong học tập của học viên; đồng thời, giảng viên đề nghị Nhà trường có thể làm căn cứ, điều kiện cho việc đánh giá, xếp loại học viên.

Học viên lớp TCLLCT A8-K50 trong một giờ học
Đối với học viên. Từ cơ sở các nội dung của bài học thông qua định hướng của giảng viên, học viên hoặc nhóm thảo luận có thể chọn đáp án theo quan điểm của mình và chủ động đăng ký nội dung thảo luận. Để quyết định nội dung muốn trình bày trước lớp, học viên phải chủ động nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu tài liệu tham khảo, thậm chí phải chuẩn bị trả lời các câu hỏi phản biện của cá nhân học viên khác hoặc các nhóm khác nhằm giúp cả lớp hiểu rõ vấn đề, nội dung mà giảng viên định hướng. Phương pháp này có thể giúp học viên nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc nghiên cứu các tài liệu tham khảo và có trách nhiệm với phần trình bày của mình, góp phần rèn luyện kỹ năng thuyết trình và phản biện. Nếu kết hợp phương pháp thảo luận này với mô hình seminar trong một buổi học, học viên sẽ hứng thú hơn trong học tập.
Để phương pháp này đạt được hiệu quả cao nhất, cần đặt ra một số yêu cầu trong quá trình tổ thức thực hiện như sau:
Một là, giảng viên cần xây dựng giáo án, lựa chọn chủ đề phù hợp để học viên có thể tiếp cận và đưa ra các quan điểm của mình. Giảng viên giữ nhiệm vụ định hướng và qua các phần phản biện sẽ tổng hợp, giải thích và đưa ra đáp án cuối cùng.
Hai là, ban cán sự lớp sẽ phân công giữ vai trò chủ trì, giữ ổn định tổ chức cho các buổi thảo luận. Đảm bảo các học viên đều phải tham gia quá trình thảo luận để buổi thảo luận đạt hiệu quả cao nhất và tất cả học viên phát huy hết trách nhiệm của bản thân.
Ba là, từng học viên phải phát huy tinh thần tự giác và chủ động trong việc lựa chọn chủ đề, lựa chọn đáp án; phải sẵn sàng tư duy để chứng minh luận điểm mình đưa ra. Khi đăng ký chủ đề thảo luận, phải chủ động tìm hiểu các tài liệu tham khảo, phải chuẩn bị phần trình bày một cách khoa học…
Bốn là, dựa trên kết quả của buổi thảo luận, giảng viên sẽ có căn cứ để đánh giá, xếp loại buổi học, biểu dương các cá nhân, nhóm có tinh thần cao và có phần trình bày xuất sắc, kiểm điểm các cá nhân thiếu trách nhiệm trong buổi thảo luận.
Để đảm bảo phương châm học viên trở thành trung tâm, việc phát huy sự chủ động của học viên là rất cần thiết và quan trọng. Với mong muốn đó và trên cơ sở phương pháp thảo luận thông qua lựa chọn đáp án đúng, hy vọng rằng, thời gian tới, tất cả học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa sẽ nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình và luôn đạt kết quả cao trong quá trình học tập lý luận chính trị.
Học viên: Quách Quang Quý
Lớp: LLTC: A8-K50
Các tin khác
- Từ những bỡ ngỡ ban đầu đến phút chia xa đầy lưu luyến!
- Thực trạng và giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa hiện nay
- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Quảng Nham I
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đưa xã Tam Chung, huyện Mường Lát thoát nghèo nhanh, bền vững
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Kho bạc Nhà nước khu vực X trong giai đoạn hiện nay
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ ở Trường Trung học cơ sở Quảng Châu hiện nay
- Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Trường Mầm non Trường Sơn
- Trường Mầm non phường Hoằng Đại, thành phố Thanh Hoá học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần tự lực, tự cường
- Thực trạng và giải pháp phát triển công tác đoàn của Đoàn Thanh niên xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc
- Đẩy mạnh chuyển đổi số tại thành phố Sầm Sơn
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2144
Hôm qua:
2329
Tuần này:
11978
Tháng này:
18298
Tất cả:
5.316.572