NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

Phát triển văn hoá đọc cho cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Như Xuân

Đăng lúc: 15:26:32 13/04/2024 (GMT+7)66 lượt xem

 c chi hội, tổ phụ nữ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Như Xuân sáng tạo lồng ghép phong trào đọc sách vào các phong trào, cuộc vận động, như: “Hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh”, “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”; nhờ đó góp phần từng bước phát triển văn hoá đọc cho người dân miền núi, xây dựng xã hội học tập theo đường lối của Đảng.
1.jpg

Hội viên phụ nữ huyện Như Xuân cuốn
Thông tin phụ nữ
 
Ở bất kỳ thời kỳ nào, sách luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân, cộng đồng. Nhận thấy tầm quan trọng của sách, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách lớn để thúc đẩy văn hóa đọc.
Ngày 25-8-2004, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về “Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”, trong đó đề ra một trong những nhiệm vụ cấp bách là phải “Chăm lo phát triển nhu cầu văn hoá đọc của các tầng lớp nhân dân”, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi;
Ngày 13/4/2007, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Để kích thích, phát huy tinh thần tự học, khơi dậy tinh thần ham đọc sách của cá nhân, cộng đồng, đồng thời huy động các nguồn lực cùng tham gia xây dựng, phát triển văn hóa đọc, năm 2019 Quốc hội đã thông qua Luật Thư viện, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến 2020 định hướng 2030.
Thấm nhuần quan điểm của Đảng, triển khai chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển văn hoá đọc, ngày 19/8/2021, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Kế hoạch số 189/KH-UBND về việc thực hiện “Đề án phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, cụ thể nhằm tuyên truyền, khuyến khích, phát huy, huy động nhiều người tham gia đọc sách.
Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Như Xuân luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai đến các cấp Hội về chủ trương phát triển văn hóa đọc để góp phần xây dựng xã hội học tập. Hàng năm, Hội nhận được 04 số Thông tin phụ nữ từ Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa nhằm đẩy mạnh tuyên truyền phát triển văn hóa đọc cho cán bộ, hội viên, phụ nữ hiện. Theo đó, các chi hội, tổ phụ nữ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Như Xuân chủ động lồng ghép phong trào đọc sách vào các phong trào, cuộc vận động, như: “Hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh”, “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” theo từng giai đoạn và hàng năm.
Song song với công tác tuyên truyền, các chi hội, tổ Hội phụ nữ ở địa bàn dân cư thường chọn các sách, báo, cuốn Thông tin phụ nữ, trong đó có những thông tin phù hợp, thiết thực, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ nhằm hỗ trợ hội viên, phụ nữ tự đọc, tự học, tự nghiên cứu... Qua đó, từng bước hình thành và phát triển văn hóa đọc trong mỗi cán bộ, hội viên và các tầng lớp trên địa bàn huyện, góp phần quan trọng nâng cao dân trí, giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương Như Xuân đến năm 2025 trở thành một trong những huyện dẫn đầu khu vực miền núi của tỉnh.
Tuy nhiên, việc phát triển văn hóa đọc cho cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Như Xuân hiện nay còn tồn tại một số hạn chế, như: Tỷ lệ một bộ phận hội viên phụ nữ đọc sách thường xuyên chưa cao; hoạt động khuyến khích đọc nhiều nơi còn mang tính phong trào, chưa thực sự chú trọng việc hình thành thói quen, xây dựng và phát triển văn hóa đọc. Nguyên nhân là do công việc gia đình và xã hội chiếm phần đa thời gian của hội viên phụ nữ; bên cạnh đó là sự phát triển của các phương tiện truyền thông, thiết bị điện tử, mạng xã hội tác động mạnh mẽ đến thói quen đọc, tiếp cận thông tin của hội viên phụ nữ và sự đổi mới hoạt động của thư viện chưa theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ và yêu cầu thực tiễn nói chung; các loại thư viện khác cũng chưa được triển khai đồng bộ, thường xuyên.
2.jpg
Cán bộ, hội viên phụ nữ lồng ghép văn hóa đọc vào sinh hoạt định kỳ của Hội
 
Nhằm hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc cho cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyệnNhư Xuân, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện tổ chức nhiều hoạt động thúc đẩy phát triển văn hóa đọc sách trong cán bộ, hội viên phụ nữ như: hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời và Ngày Sách Việt Nam”, xây dựng mô hình “Công dân học tập”...; qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn huyện về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, hướng tới xây dựng và phát triển văn hóa đọc.
Hai là, Hội LHPN các cấp cơ sở quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách hiện có với nhiều đầu sách liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, hỗ trợ hội viên cập nhật thông tin để nâng cao kiến thức.
Ba là, tiếp tục phối hợp, duy trì hoạt động của các mô hình: Câu lạc bộ khuyến học, Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật, Tổ phụ nữ học tập... để đưa hoạt động đọc sách trở thành một trong những nét đẹp độc đáo vào sinh hoạt ở các chi hội phụ nữ.
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền đến cán bộ, hội viên, phụ nữ nhằm nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của sách, việc đọc sách để phát triển tư duy, phẩm chất đạo đức, xây dựng phát triển văn hóa đọc của các tầng lớp nhân dân hiện nay.
Năm là, phát động phong trào “Gia đình đọc sách”, xây dựng “Tủ sách gia đình” thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ, trên nhóm Zalo, trang thông tin điện tử của Hội, gắn với học tập và làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua của Hội.
Sáu là, quan tâm chỉ đạo Hội cơ sở duy trì quản lý và khai thác hiệu quả các tủ sách hiện có, thường xuyên cập nhật các đầu sách liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc; duy trì và nhân rộng các mô hình tủ sách hoạt động có hiệu quả trên địa bàn huyện.
Hy vọng, những giải pháp nêu trên sẽ góp phần nhỏ bé trong việc xây dựng và phát triển văn hoá đọc cho cán bộ, hội viên, phụ nữ huyện Như Xuân hiện nay, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, nâng cao dân trí, cải thiện cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn của đồng bào miền núi xứ Thanh./.     
Học viên: Lê Thanh Thủy
Lớp: TC LLCT A2-K51
Đơn vị công tác: Hội LHPN huyện Như Xuân
----------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số lượt truy cập
Hôm nay:
467
Hôm qua:
2730
Tuần này:
3197
Tháng này:
64877
Tất cả:
4.429.757