HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Bồi dưỡng Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã – Tư duy mới, cách làm mới, hiệu quả cao

Đăng lúc: 16:13:53 07/12/2017 (GMT+7)1438 lượt xem

TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn
 Phó Hiệu Trưởng  
         
          Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Năng lực, trình độ, trách nhiệm của đại biểu là yếu tố có tính quyết định chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân. Trong thời gian qua, chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp không ngừng được nâng lên. Đa số đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ và chịu sự giám sát của cử tri, gương mẫu, nêu cao trách nhiệm trước cử tri, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay một số đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vẫn còn những mặt hạn chế, bất cập như: chưa thường xuyên cập nhật kiến thức, đặc biệt là các văn bản luật điều chỉnh trực tiếp về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân; còn thiếu kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ, do đó hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được sự mong đợi của cử tri... Theo đó, việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng thực hiện chức trách, nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng đại biểu HĐND là yêu cầu cấp bách và cần thiết.
          Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trên cơ sởThực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4095/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng và phân bổ kinh phí bồi dưỡng Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021; Căn cứ nhiệm vụ được giao, Trường Chính trị phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng Đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016- 2021, đã đạt được những kết quả quan trọng:
         
          Thứ nhất,Bám sát nhim v chính tr, chủđộng trong tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, phi hp chặt chẽ vi các đơn vị, địa phương, triển khai thực hiện nhiệm vụ
            Xác định bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của nhà trường. Theo đó, đã thể hiện vai trò, trách nhiệm cao của Đảng ủy, Giám hiệu nhà trường trong chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương biên soạn và phát hành cuốn sách “Kiến thức và kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã” nhằm phục vụ tốt nhất về tài liệu học tập cho đại biểu. Công tác biên soạn tài liệu bồi dưỡng được thực hiện một cách bài bản, công phu từ khâu điều tra khảo sát, xây dựng đề cương, biên soạn các chuyên đề đến tổ chức hội nghị nghiệm thu. Theo đó, với tinh thần đổi mới tư duy, cách làm cuốn tài liệu đảm bảo tính khoa học, sát thực tiễn và phù hợp với đối tượng.   Có thể nói Thanh Hóa là tỉnh duy nhất trong cả nước biên soạn được tài liệu tham khảo phục vụ bồi dưỡng Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2016 – 2021. Chính điều này đã góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng, để lại dấu ấn tốt đẹp, được đại biểu HĐND đánh giá cao. Cuốn sách không chỉ là tài liệu phục vụ trực tiếp cho khóa bồi dưỡng mà còn là cẩm nang hoạt động của đại biểu trong suốt cả nhiệm kỳ. Đây là hoạt động thể hiện sự tâm huyết và trách nhiệm cao của nhà trường nhằm hiện thực hóa chủ trương nâng cao chất lượng bồi dưỡng Đại biểu HĐND các cấp.
            Trong tổ chức thực hiện bồi dưỡng đại biểu HĐND, nhà trường chủ động, tích cực phi hp vi S ni v; HĐND, y ban nhân dân các huyn, thị, thành phố trước, trong và sau bi dưỡng để: i) xây dng kế hoch m lp phù hp vi đặc điểm ca tng địa phương, có th tp hp vi t l cao nht và thi gian phù hp nht; ii) to điều kin thun li cho đại biểu HĐND ở các địa phươngđiều kin giao lưu, nghiên cứu mô hình, hc tp kinh nghim iii) có điều kin đểđánh giá học viên trước, trong và sau khi được bi dưỡng.
            Th hai,đổi mi tổ chức thực hiện chương trình, công tác giảng dạy, quản lý, phục vụ phù hp vi yêu cu phát trin và nâng cao năng lực hot động thc tin cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, theo hướng “lý lun gn vi thc tin”, “hc đi đôi với hành”
            Kiên trì thực hiện 4 trụ cột phát triển lấy nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là trung tâm; đổi mới công tác quản lý là then chốt; đổi mới đánh giá kết quả dạy - học của giảng viên và học viên là khâu đột phá; xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, giàu tính Đảng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Công tác giảng dạy, quản lý và phục vụ có nhiều đổi mới:
          Trong tổchức thực hiện chương trình, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập được nhà trường đặc biệt quan tâm. Cách thức tổ chức phong phú, đa dạng, có chiều sâu, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn người học, phát huy tối đa vai trò chủđộng của người học. Nét mới trong giảng dạy là thực hiện chuyển mạnh từ dạy- học thụđộng sang dạy - học chủđộng; thực hiện tốt phương châm: học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. 100% bài giảng được giảng viên thực hiện bằng phương pháp giảng dạy tích cực với phương châm 3 tăng (tăng thực hành, tăng đối thoại, tăng xử lý tình huống), 3 giảm (giảm lý thuyết suông, giảm độc thoại, giảm đọc chép). Giảng viên thực sự là người định hướng quá trình học tập; học viên là chủ và làm chủ quá trình lĩnh hội kiến thức...Điểm nhấn trong thực hiện chương trình là việc triển khai các chuyên đề kỹ năng, nhà trường bố trí 02 giảng viên cùng phối hợp thực hiện trong một buổi học. Chính điều này đã tạo ra không gian trao đổi đa chiều giữa giảng viên và học viên, giữa học viên với nhau, với việc sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực như: Thực hành đóng vai; chia sẻ thảo luận; xử lý tình huống…đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa sự thông tuệ về lý luận của giảng viên với sự hiểu biết phong phú của người học. Bởi vậy, đã tạo sự hứng khởi và hiệu quả cao trong quá trình tiếp thu kiến thức của người học; học viên đã có nhiều ý kiến trao đổi về những vấn đề thực tiễn trong hoạt động của đại biểu HĐND, chính điều này đã góp phần vào thành công của các lớp bồi dưỡng.
          Công tác quản lý học viên được quan tâm chú trọng, có sự phối hợp đồng bộ, tích cực giữa nhà trường với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Ban Chỉđạo, Ban quản lý lớp học nắm bắt, theo dõi chặt chẽ tình hình học tập của học viên, sau mỗi lớp học đều có báo cáo cụ thể về tình hình học tập, ý thức, thái độ của học viên, sự tham gia giảng dạy của giảng viên. Công tác phục vụđược thực hiện chu đáo, tận tình, thái độ phục vụ của cán bộ, giảng viên thân thiện, đảm bảo môi trường giáo dục kỷ cương, nề nếp, tạo cho học viên phấn khởi, yên tâm học tập. Tài liệu học tập (giáo trình, tài liệu tham khảo, sổ ghi chép…) được phục vụđến từng học viên. Việc triển khai lấy ý kiến của học viên về nội dung chương trình, công tác giảng dạy, công tác tổ chức, quản lý và phục vụ lớp học được thực hiện thực hiện đối với tất cả các lớp bồi dưỡng; qua đó, kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng khóa bồi dưỡng; đem đến sự hài lòng cao nhất cho học viên.
          Th ba, Phát huy đồng b gia truyn thng hiếu hc, tính tích cc, s cu th, thc hc, thc làm ca đại biểu Hội đồng nhân dân, vi s tâm huyết, trách nhim ca các báo cáo viên, giảng viên trong nghiên cu và ging dy; tt c vì mc tiêu xây dng người đại biểu Hội đồng nhân dân có thái độ tt, kiến thc tt, phương pháp, kỹ năng công tác tốt. Qua đó, vừa phát huy được tinh thn chủđộng, tích cc, cu th, t giác ca hc viên, va đáp ứng được nhng khát vng, mong mun hoàn thin nhn thc chính tr, nâng cao kiến thc, k năng đểđáp ứng yêu cu công vic ca người hc, yêu cu phát trin kinh tế -xã hi địa phương.
            Có thể khẳng định trong năm 2017, Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, từ ngày 26/4/2017 đến ngày 30/8/2017 Trường Chinh trị đã phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố mở 08 lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2016-2021 (số Đại biểu tham gia có: 990/993 = 99,69%); 134 lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã, nhiệm kỳ 2016-2021 tại các địa phương trên toàn tỉnh (số Đại biểu tham gia 15.395/16.066 = 96%). Kết quả tổng hợp gần 17.000 phiếu khảo sát từ đại biểu HĐND sau khóa bồi dưỡng cho thấy: i) Có 98,2% người học đánh giá chương trình bồi dưỡng rất thiết thực và bổ ích; ii) 98,7% người học đề nghị cần tăng thêm thời gian bồi dưỡng trong các năm tiếp theo; iii) 96,8% ý kiến học viên đánh giá công tác quản lý, phục vụ của Sở nội vụ và Trường Chính trị tỉnh, các địa phương rất tốt, nhiều đổi mới; iv) 98,66% đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên, đảm bảo chất lượng, phát huy được sự tích cực sáng tạo của người học; v) 97,35% cho rằng những kiến thức được tiếp thu có thể vận dụng được ngay vào quá trình thực thi nhiệm vụ… Những con sốấy, càng khẳng định nhà trường đã nhạy bén bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, chủđộng phối hợp với các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh, tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tạo cơ chế tốt, nguồn lực tốt; sáng tạo trong tổ chức, triển khai thực hiện. Đồng thời, phản ánh sự quyết tâm, cầu thị, mong muốn được nâng cao về nhận thức chính trị, niềm tin chính trị, kiến thức thực tiễn và phương pháp, kỹ năng công tác của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh. Chính sự hòa quyện của các yếu tốấy đã mở ra cho nhà trường những ý tưởng mới, cách làm mới trong tham mưu; trong dạy - học và trong quản lý, phục vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, chất lượng bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng, góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh khá vào năm 2020, tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030./. 
           
Số lượt truy cập
Hôm nay:
145
Hôm qua:
2395
Tuần này:
10323
Tháng này:
56697
Tất cả:
4.421.577