THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC                                                                                           MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN ẤT TỴ NĂM 2025!
             
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/2/1930 - 03/2/2025)!

Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo Nhân dân thực hiện chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung

Đăng lúc: 08:09:45 16/12/2021 (GMT+7)447 lượt xem

 ThS.Trịnh Hoàng Minh
Khoa Nhà nước và pháp luật
 
Thực tiễn hơn 91 năm qua cho thấy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Do đó, Đảng luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng; tạo môi trường thuận lợi để cán bộ phát huy phẩm chất, năng lực trong xây dựng đường lối chính trị và tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công đường lối chính trị trong thực tiễn. Chính vì vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ và có cơ chế bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ phát huy tính năng động, sáng tạo, vì lợi ích chung.
Từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội XIII (2021), vấn đề phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ đều được Đảng ta coi trọng. Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” chỉ rõ nhiệm vụ “phải bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”. Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Có cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”. Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, ngày 22/9/2021 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác cán bộ của Đảng, một nhiệm vụ "then chốt" của "then chốt" trong công tác xây dựng Đảng. Kết luận số14 vừa là động lực, cũng là lá chắn, là hành trang cho cán bộ vững tin cống hiến, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, thực hiện trọng trách, sứ mệnh với đất nước.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa những ý tưởng, đề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ, cần có điều kiện, môi trường thuận lợi, hỗ trợ về vật chất và tinh thần. Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị phải quan tâm hỗ trợ nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ triển khai thực hiện; định kỳ sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng xứng đáng, nhân rộng đối với những mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả…Việc xây dựng cơ chế này dựa trên các quy định của Đảng và Nhà nước về khuyến khích cán bộ tài năng, có thành tích trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần quan tâm, ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao, mang lại sản phẩm cụ thể; các cơ quan chức năng thể chế hóa thành quy định pháp luật, xây dựng căn cứ pháp lý cho việc nhân rộng các mô hình, giải pháp sáng tạo, hiệu quả của cán bộ. Bảo vệ cũng là cơ chế hiệu quả, một hình thức khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo trước những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình đổi mới, sáng tạo sẽ giúp cán bộ có động lực, niềm tin, yên tâm, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám đột phá.
Đối với tỉnh Thanh Hóa, ngay sau ngày thành lập (29/7/1930), Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã lãnh đạoNhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh,lập nhiều chiến công đi đến thắng lợi cuối cùng. Trải qua các thời kỳ cách mạng, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo các cấp luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, để lại nhiều dấu ấn và bài học quý trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo gắn liền với tên tuổi các đồng chí lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, dám xả thân vì công việc, luôn tận tâm, tận lực vì phong trào, được Nhân dân trân trọng, ghi công. Tuy nhiên, trong thời kỳ phát triển trên cả nước nói chung, ở Thanh Hóa nói riêng, vẫn còn một bộ phận cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách được giao, thậm chí vi phạm khuyết điểm, phải xử lý kỷ luật. Không ít cán bộ an phận thủ thường, tư duy nhiệm kỳ, thiếu tâm huyết, không chịu suy nghĩ, tìm tòi, ngại đột phá, sáng tạo; việc dễ thì làm, việc khó thì bỏ.Chính vì vậy, Kết luận số 14- KL/TW ra đời và triển khai trong thực tiễn là quyết sách rất đúng đắn và kịp thời trong giai đoạn hiện nay để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Để thực hiện tốt Kết luận 14- KL/TW của Bộ Chính trị, thời gian tới Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp có phẩm chất, năng lực, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có khả năng sáng tạo, quyết liệt, đột phá mạnh mẽ trong suy nghĩ và hành động. Muốn vậy, phải bắt đầu từ khâu phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch và đề bạt bổ nhiệm theo hướng trọng dụng nhân tài. Duy trì chế độ định kỳ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt để phân loại đánh giá đúng đội ngũ cán bộ, làm căn cứ để thực hiện chiến lược cán bộ cả trước mắt và lâu dài.
Thứ hai, phải kiên quyết đấu tranh đẩy lùi hiện tượng cán bộ “an phận thủ thường”, giữ mình, “tư duy nhiệm kỳ”, không dám nghĩ, không dám làm, sợ liên đới trách nhiệm. Thực tiễn từng địa phươngở Thanh Hoáthời gian qua đã khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu. Vì vậy, cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trước hết từ đổi mới phong cách lãnh đạo của cán bộ, thực hiện nói đi đôi với làm, hết mình vì công việc chung.
Thứ ba, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra, người đứng đầu cần luôn mạnh dạn tìm tòi cái mới, nhằm giải quyết tốt nhất những yêu cầu phát sinh từ thực tiễn đặt ra thông qua việc xây dựng các đề án, ban hành các nghị quyết lãnh đạo, quyết liệt tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất.
Thứ tư, các cấp ủy Đảng cần khuyến khích những nỗ lực sáng tạo, đổi mới của cán bộ, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm với động cơ trong sáng, thực sự vì dân bởi lẽ, với những vấn đề mới, bao giờ cũng gặp lực cản của lối tư duy bảo thủ trì trệ, có cả thành công và thất bại ngoài mong muốn.
Thứ năm, cần định kỳ sơ kết, tổng kết, đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, giải pháp thí điểm đổi mới, sáng tạo có hiệu quả, đồng thời biểu dương, khen thưởng xứng đáng và ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao.
một tổ chức đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, Đảng uỷ TrườngChính trị tỉnh luônquan tâm tạo điều kiện, môi trường để mỗi cán bộ, giảng viên phát huy năng lực, sở trường, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; được thể hiện trên nhiều phương diện cụ thể sau:
Về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
Để phát huy sự năng động và sáng tạo của cán bộ, giảng viên, Nhà trường đã xây dựng đề án phát triển trường, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhất là đội ngũ giảng viên trẻ. Từ đây, Nhà trường tạo nhiều cơ chế thuận lợi để khuyến khích giảng viên đổi mới sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.
Về bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ, giảng viên.
Trong bồi dưỡng đội ngũ, nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như:tăng cường các biện pháp quản lý, thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn… Tất cả các hoạt động này nhằm tăng cường hơn nữa sự sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giảng viên.Đặc biệt, Nhà trường tiếp tục duy trì hiệu quả “Câu lạc bộ giảng viên trẻ” với nhiều hoạt động thiết thực, qua đó cũng đã tạo môi trường cho giảng viên trẻ được nuôi dưỡng khát vọng, đổi mới, sáng tạo, chung sức, đồng lòng vì sự phát triển của nhà trường. Đồng thời, Nhà trường đã tạo môi trường, động lực để khuyến khích cán bộ, giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học.
Về công tác thi đua khen thưởng
Nhà trường luôn xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những yếu tố quan trọng để phát huy lòng hăng hái, sáng tạo, tạo động lực, sự quyết tâm và phát huy năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, giảng viên. Vì vậy, trong những năm qua, nhà trường luôn nghiêm túc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả như: phong trào thi đua 5 tốt "Nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt". Trong công tác khen thưởng, Nhà trường đã cụ thể hoá bằng quy định; có nhiều đổi mới, sáng tạo, đảm bảo tính khách quan và công bằng, dân chủ; bảo đảm khen thưởng chính xác, đúng người, đúng việc; khen thưởng kịp thời, công khai, minh bạch.
Trước yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới theo Nghị quyết Đại hội XIII, đòi hỏi mỗi giảng viên phải không ngừng cố gắng và nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt huyết vì nhiệm vụ chung của nhà trường.
Như vậy, việc xây dựng cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung là nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước. Việc bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám xả thân vì lợi ích chung thuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mà trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu. Bảo vệ có nhiều hình thức khác nhau, được pháp luật quy định, như bảo vệ về chính trị, pháp luật, hành chính, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, sự an toàn của cá nhân và gia đình,... Vì vậy, đấu tranh chống lại các biểu hiện lợi dụng việc khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám xả thân vì sự nghiệp chung để vi phạm pháp luật, tạo lợi ích nhóm, vụ lợi, làm thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển đơn vị, địa phương, đời sống của người lao động là trách nhiệm của toàn đảng, toàn quân, toàn dân và toàn hệ thống chính trị. Làm được như vậy, mới có thể đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống; góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.
Số lượt truy cập
Hôm nay:
258
Hôm qua:
2301
Tuần này:
4880
Tháng này:
12801
Tất cả:
5.105.310