HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa giữ vững vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo đổi mới toàn diện Nhà trường

Đăng lúc: 14:32:09 11/02/2020 (GMT+7)630 lượt xem

ThS.  Lê Mỹ Dung 
GVC
.
Khoa Xây dựng Đảng
 
Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh là tổ chức cơ sở đảng trong đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh Thanh Hoá. Đảng bộ là hạt nhân chính trị, lãnh đạo Nhà trường thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Hiện tại, Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh có 86 đảng viên được bố trí sinh hoạt tại 05 chi bộ trực thuộc và có 12 đồng chí Đảng uỷ viên, trong đó Ban Thường vụ Đảng uỷ có 03 đồng chí. Thời gian qua, Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh đã tích cực, chủ động lãnh đạo đổi mới toàn diện các hoạt động trong Nhà trường, bảo đảm để Nhà trường luôn hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh. Nhà trường luôn được Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, các địa phương của tỉnh Thanh Hoá và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ghi nhận và đánh giá cao, nhất là về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trường được xếp ở vị trí tốp đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cả về số lượng và chất lượng; là trường thực hiện nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế và tổng kết thực tiễn có chất lượng cao.
Những thành tích nêu trên trước hết là do vai trò hạt nhân chính trị của Đảng bộ Nhà trường được thực hiện và phát huy hiệu quả; là kết quả từ công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển Nhà trường là nhân tố hàng đầu. Thực tiễn từ 2010 đến nay đã đạt được những kết quả nổi bật:
Thứ nhất, Đảng bộ đã đưa ra nhiều chủ trương, định hướng để lãnh đạo đổi mới toàn diện Nhà trường.
Trong những năm qua, Đảng bộ, các chi bộ đã từng bước khẳng định rõ vai trò hạt nhân chính trị trong cơ quan, đơn vị góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ và tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo trong thực hiện nhiệm vụ, tạo không khí dân chủ để cán bộ, đảng viên, học viên tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương về đổi mới hoạt động. Từ đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Đảng bộ, Đảng ủy đã cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương, đường lối, Nghị quyết Đại hội XI, XII và các văn bản của Trung ương và của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối và của Đảng bộ Nhà trường thành các nghị quyết, quy định, quy chế, kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị. Sau mỗi kỳ Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ trường đã ban hành Quy chế làm việc; Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy và Ban Giám hiệu; Chỉ đạo xây dựng Quy chế làm việc của UBKT Đảng ủy; Quy chế làm việc của các chi ủy, chi bộ; xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ. Theo đó, Đảng uỷ Nhà trường đã xây dựng và ban hành rất nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch, hướng dẫn, quyết định, báo cáo để kịp thời lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng bộ, Đảng ủy tập trung lãnh đạo xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh (khóa XIX) về “Nâng cao chất lượng hoạt động của cấp ủy cơ sở, chất lượng sinh hoạt chi bộ” và 03 chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng bộ trường (khóa VII) gồm: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề, đề cao dân chủ, tự phê bình trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ”; “Xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, kiểu mẫu”;“Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng”. Nhà trường phải xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, đặc biệt là mô hình phát triển. Theo đó, Đảng uỷ đã lãnh đạo Nhà trường phát triển theo mô hình 5 nhất, 4 trụ cột, 5 định hướng đổi mới. Đảng ủy cũng đã lãnh đạo việc xây dựng và ban hànhKế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến 2025;lãnh đạo việc ưu tiên nguồn lực, ban hành cơ chế hỗ trợ đặc biệt khích lệ cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của địa phương. Thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quy định 1089-QĐ/TU của Tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp, Đảng ủy Nhà trường đã xây dựng và ban hành Quy định số 93-QĐ/ĐU ngày 22/11/2016 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của Nhà trường để thực hiện. Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ về xây dựng Nhà trưởng kiểu mẫu, Đảng ủy đã lãnh đạo xây dựng, ban hành Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí kiểu mẫu ở Trường Chính trị tỉnh để triển khai thực hiện Quyết định số: 488/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh.
Nhìn chung, trong những năm qua, Đảng bộ, Đảng ủy, các chi ủy, chi bộ đã có sự chuyển biến tích cực về năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương, của tỉnh, của Đảng ủy khối và cấp mình. Khẳng định được bản lĩnh chính trị của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viêntrong lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp của cơ quan, đơn vị; trong tự phê bình và phê bình; đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch...
Thứ hai, Đảng bộ đã quan tâm làm tốt công tác tư tưởng tạo sự đồng thuận cao để thực hiện mục tiêu đổi mới toàn diện Nhà trường.
Nhận thức rõ vai trò của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng vừa có ảnh hưởng và tác động tích cực đối với việc xây dựng, phát triển đường lối, nhiệm vụ chính trị; vừa ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các mặt xây dựng Đảng. Hằng năm, Đảng ủy, các chi uỷ, chi bộ đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên tích cực, tự giác học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cử cán bộ, đảng viên tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cao cấp và trung cấp, cử cán bộ, đảng viên, nhất là giảng viên theo học các lớp chuyên đề cập nhật kiến thức mới, quan điểm lý luận mới. Đồng thời, chú trọng việc sơ kết, tổng kết, nhân rộng các mô hình mới và những cách làm hay trong quản lý, chỉ đạo, giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ để nhân rộng.
Nhằm định hướng tư tưởng cho đoàn viên, hội viên các đoàn thể, Đảng uỷ đã chỉ đạo các đoàn thể, các tổ chức như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội luật gia, Hội cựu chiến binh... tổ chức tuyên truyền pháp luật đến với các thành viên của tổ chức đoàn thể mình kịp thời; chỉ đạo đoàn thanh niên làm tốt công tác tư tưởng, định hướng cho đảng viên trẻ thông qua hoạt động của Câu lạc bộ giảng viên trẻ. Mặt khác, các đoàn thể trong Nhà trường thường xuyên quan tâm và làm tốt nhiệm vụ nắm bắt tư tưởng và dư luận xã hội giúp Đảng uỷ kịp thời nắm bắt thông tin, các vấn đề bức xúc, nổi cộm để có chủ trương tháo gỡ. Để nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, Đảng uỷ luôn bám sát phương châm "lấy cái đẹp, dẹp cái xấu", "lấy cái tích cực, đẩy lùi cái tiêu cực", kịp thời biểu dương các nhân tố mới nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.
Thứ ba, làm tốt công tác tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Để giữ vững vai trò là nền tảng, hạt nhân chính trị trong lãnh đạo của Đảng bộ, từ chủ trương sắp xếp bộ máy theo Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 3/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương, Đảng uỷ đã kịp thời chỉ đạo Giám hiệu tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 238-QĐ/TU ngày 28/7/2011 quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá khá chi tiết, cụ thể. Hiện cả hai văn bản này được thay thế bằng Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 2943-QĐ/TU ngày 13/5/2019 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Trường Chính trị tỉnh. Đồng thời kịp thời kiện toàn các chi uỷ, chi bộ sát với bộ máy Nhà trường và nhiệm vụ lãnh đạo.
Trong công tác phát triển đảng viên, các chi bộ đã xây dựng kế hoạch, xác định chỉ tiêu kết nạp đảng viên hàng năm, Đảng uỷ luôn lấy nhiệm vụ phát triển đảng viên làm tiêu chí đánh giá, xếp loại các chi bộ cuối năm. Trong kết nạp đảng viên mới, luôn gắn kết chặt chẽ giữa chỉ tiêu số lượng và chất lượng; gắn yêu cầu trẻ hóa với trí tuệ hoá... nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ và các chi bộ. Trên thực tế, từ 2010 đến nay, Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh đã kết nạp được 23 đảng viên mới. Số đảng viên mới đã phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu; luôn làm tốt nhiệm vụ của người đảng viên và đóng góp tích cực vào năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Nhà trường trong thời kỳ đổi mới.
Thực hiện chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa cán bộ theo tinh thần Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/TU "về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hoá thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020" của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, Đảng uỷ đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với Ban Giám hiệu xây dựng đề án, kế hoạch; tiến hành rà soát, phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp trường, các khoa, phòng và đoàn thể. Thực tế, từ năm 2010 đến nay, Nhà trường đã đề bạt, bổ nhiệm 07 trưởng khoa, phòng, 13 phó trưởng khoa, phòng. Đề xuất nguồn và được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ bổ nhiệm 03 phó hiệu trưởng. Số cán bộ được bổ nhiệm vào các vị trí phó hiệu trưởng, trưởng, phó các khoa, phòng đều đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, đủ trình độ lý luận chính trị, đáp ứng các vị trí lãnh đạo, quản lý. Thực hiện mô hình "nhất thể hoá" chức danh cấp uỷ đồng thời là lãnh đạo đơn vị khoa phòng, đoàn thể. Đến nay, 100% lãnh đạo các khoa, phòng, đoàn thể đều tham gia Đảng uỷ. Theo đó, sinh hoạt Đảng uỷ đã được đổi mới, vừa mở rộng dân chủ, khơi dậy trí tuệ để trao đổi, thảo luận và quyết định các vấn đề gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn. Công tác đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên hằng năm đi vào nề nếp, đúng trình tự, dân chủ, khách quan. Cấp ủy nghiêm túc xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát; qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện và kịp thời xử lý những tập thể, cá nhân có sai phạm.
Thứ tư, Đảng bộ lãnh đạo xây dựng tác phong nêu gương trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho mỗi giảng viên và nhân viên của Nhà trường.
Nhận thức đúng quan hệ giữa nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức có quan hệ chặt chẽ với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Trong đó nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức có mục đích xuyên suốt là chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng được lối sống khiêm tốn, giản dị, trung thực và luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong cán bộ, đảng viên. Phương pháp hiệu quả trong thực hành và rèn luyện đạo đức trong Đảng là sự gương mẫu, nêu gương đi đầu trong tu dưỡng rèn luyện đạo đức, giữ gìn lối sống của mỗi cán bộ, đảng viên để quần chúng làm theo. Do vậy, trong công tác xây dựng Đảng, Đảng uỷ đã gắn nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức với việc học tập và làm theo phong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên. Đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ đã nêu cao ý thức tự giác thực hiện nêu gương. Nhất là tự giác thực hành “nói đi đôi với làm” để xây dựng hình ảnh người cán bộ, giảng viên Trường chính trị. Chính từ rèn luyện nói đi đôi với làm, nhiều đảng viên là giảng viên luôn n lực học tập nâng cao trình độ. Tính đến 31/12/2019 Nhà trường có tổng biên chế là 87 cán bộ, viên chức, hiện có 61 giảng viên, trong đó 43 giảng viên cơ hữu, 18 giảng viên kiêm nhiệm, hầu hết các giảng viên đạt trình độ cao cấp và cử nhân lý luận chính trị. Hơn thế, đội ngũ giảng viên luôn cầu thị tiếp thu, lắng nghe ý kiến đóng góp của học viên để tự giác rèn luyện, phấn đấu vươn lên. Trong đó, cán bộ lãnh đạo các khoa, phòng luôn nêu gương, làm trước, nhất là đối với những công việc khó, phức tạp, từ đó tạo sức lan tỏa lớn trong toàn Đảng bộ về thái độ đổi mới tác phong, lề lối làm việc; không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống để xứng đáng “Mỗi cán bộ, giảng viên là một tấm gương”. Tích cực phòng, chống những biểu hiện về “tự chuyển biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ một cách có hiệu quả và đưa việc rèn luyện về các chuẩn mực “Kiên định, kỷ cương, đoàn kết, nêu gương, sáng tạo” của người cán bộ, giảng viên Trường Chính trị ngày càng đi vào chiều sâu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh hiện tại vẫn còn bộc lộ rõ các khó khăn, hạn chế, như:
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chất lượng có mặt chưa cao, do đó vẫn có cán bộ, đảng viên chưa thực sự tự giác vươn lên trong công tác, thiếu tự giác rèn luyện đạo đức, lối sống. Năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, phục vụ có mặt còn hạn chế.Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt cấp ủy, trong Đảng bộ chưa hiệu quả, có nơi chưa tốt, còn nể nang, né tránh.
- Công tác sắp xếp cán bộ có khó khăn, nhất là việc sắp xếp theo hướng tinh gọn chuyển từ 04 khoa, 03 phòng thành 03 khoa, 02 phòng.
- Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, nhất là việc rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên có mặt còn buông lỏng; việc đánh giá, xếp loại đảng viên hằng năm có mặt chưa thực sự gắn với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ theo chức trách của cán bộ, đảng viên.
Để năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Trường Chính trị Thanh Hóa bảo đảm yêu cầu là nền tảng và phát huy vai trò là hạt nhân chính trị, lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển Nhà trường giai đoạn hiện nay thực sự chất lượng, hiệu quả, theo chúng tôi, trước mắt cần thực tốt các nhiệm vụ sau:
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chi bộ và các đoàn thể về vị trí, vai trò của Đảng bộ; về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tình hình mới.
Hai là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Quy định số 101-QĐ/TU của Ban Bí thư khóa XI  về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp”; Quy định số 55- QĐ/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “về một số việc làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”.
Ba là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy theo Quy định bảo đảm tinh gọn gắn với phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, nhất là việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; thực hiện quy chế làm việc; việc duy trì nền nếp, nội dung, chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ.  
Bốn là, chăm lo quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp uỷ đáp ứng yêu cầu mới. Tiếp tục cụ thể hoá tiêu chí, tiêu chuẩn cán bộ quản lý từ Giám hiệu đến khoa, phòng theo hướng có phẩm chất tốt, đủ năng lực và uy tín; có trình độ đào tạo, năng lực giảng dạy, nghiên cứu, nhất là cán bộ chủ chốt để chủ trương nhất thể hóa bí thư đồng thời là người đứng đầu đơn vị thực sự đáp ứng cả nhiệm vụ công tác Đảng và nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời ngang tầm nhiệm vụ phát triển Nhà trường trong thời kỳ mới.
Tóm lại, Đảng bộ giữ vững và phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện Nhà trường, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ như đã nêu trên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ./. 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1988
Hôm qua:
1983
Tuần này:
12301
Tháng này:
43947
Tất cả:
4.408.827