HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Dấu ấn lớp A7 - K48 chung xây “môi trường đáng sống, sự nghiệp đáng yêu” tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 15:15:19 23/07/2021 (GMT+7)537 lượt xem

 Ths. Lê Minh Nguyệt
Khoa Nhà nước và Pháp luật
Phát huy truyền thống 72 năm (1949 - 2021) xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đang quyết tâm chung xây môi trường đáng sống, sự nghiệp đáng yêu” thi đuanghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốtxây dựng Nhà trường đạt chuẩn kiểu mẫu góp phần xây dựng tỉnhThanh Hoá giàu đẹp, văn minh, hiện đại, kiểu mẫu.
Thực hiện phong trào thi đua của toàn trường, học viên Lớp A7 Trung cấp lý luận chính trị - hành chính hệ tập trung khóa 48, năm học 2020 - 2021 đã phát huy vị thế là chủ vai trò làm chủ trong đổi mới phương pháp học tập, rèn luyện, nâng cao chất lượng nghiên cứu thực tế, tích cực thực hiện các mô hình đổi mới của nhà trường. Cụ thể bằng những hoạt động như sau:
Một là, thực hiện mô hình 3 trước, 3 sau, 3 sâu, 3 sáng tạo”. ( 3 trước: Định hướng trước, tìm hiểu trước, đặt câu hỏi trước; 3 sau: Hệ thống sau, gợi mở ôn tập sau; gắn kết với bài học sau; 3 sâu: Nghiên cứu sâu, liên hệ sâu, thảo luận sâu; 3 sáng tạo: Dạy – học sáng tạo, vận dụng sáng tạo, sản phẩm sáng tạo. Để học tập thực sự đạt hiệu quả cao và chủ động trong lĩnh hội kiến thức, từng học viên có kế hoạch học tập cá nhân ngay từ đầu khóa học, trong đó đưa ra thời gian biểu cụ thể dành cho việc nghiên cứu giáo trình trước khi đến lớp theo định hướng của giảng viên. Từ việc nghiên cứu, trăn trở nội dung của bài học, học viên nắm cơ bản nội dung kiến thức trong giáo trình; chuẩn bị câu hỏi cho những vấn đề còn băn khoăn; tích cực tham gia phát biểu ý kiến trong các buổi học và thảo luận.Qua đó học viênnắm bắt sâu sắc kiến thức, liên hệ thực tế, vận dụng mang tính sáng tạo vào thực tiễn tại địa phương.
Hai là, với mong muốn được mở rộng vốn kiến thức, học viên lớp A7 đã tích cực thực hiện mô hình “giới thiệu sách”, khơi dậy niềm đam mê với sách trong từng học viên. Có lẽ, chưa có năm học nào mà thư viện Nhà trường lại rộn ràng đến thế. Qua quá trình tìm đọc sách tham khảo, học viên đặc biệt tâm đắc với những cuốn sách do các thầy cô giáo của Nhà trường trực tiếp biên soạn như “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay”, “Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ dành cho công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trong chế biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn các huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hóa hiện nay”… Đây thực sự là những tài liệu quý báu giúp học viên nhận thức sâu sắc hơn cả về lý luận và thực tiễn trong các lĩnh vực, là cẩm nang để từ đó học viên vận dụng, tham mưu thực hiện nhiệm vụcông tác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ba là, hưởng ứng thực hiện “5 chương trình vì học viên” của Nhà trường. Ngay từ đầu khóa học, giáo viên chủ nhiệm lớp A7 đã tham mưu giúp Đoàn trường tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Xây dựng tác phong, hình ảnh của đoàn viên, học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa hiện nay”. Trong đó, chủ trì sinh hoạt chuyên đề là giáo viên chủ nhiệm lớp, lực lượng tham gia tham luận chủ yếu là học viên lớp A7. Từ nhận thức đúng đắn về “tác phong, hình của đoàn viên, học viên Trường Chính trị tỉnh”, tập thể lớp A7 có thái độ học tập tích cực trong học lý luận chính trị; xây dựng tác phong khoa học, chủ động, kỷ cương, nề nếp trong học tập, rèn luyện; chấp hành nghiêm quy chế đào tạo, quy chế học viên; xây dựng hình ảnh học viên nghiêm về giờ giấc, đẹp về trang phục, đúng mực trong phát ngôn ứng xử; tích cực tham gia các hoạt động phong trào thi đua hướng tới xây dựng tập thể lớp kiểu mẫu và học viên gương mẫu;thực hiện tốt “3 không, 3 có” trong Nhà trường (3 không: không vào muộn ra sớm; không cẩu thả; không làm việc riêng và sử dụng điện thoại trong giờ học; 3 có: có mục tiêu, động cơ học tập tích cực; có tác phong, hình ảnh đẹp; có phương pháp làm việc khoa học).
ng.jpg
Sinh hoạt chuyên đề“Xây dựng tác phong, hình ảnh của đoàn viên, học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa hiện nay”
          Bốn là, được sự phê duyệt của Ban Giám hiệu Nhà trường,tập thể lớp tổ chức chuyến đi nghiên cứu thực tế về “thực hiện văn hóa công sở” tại xã Yên Phong, huyện Yên Định. Kết hợp thăm quan di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Đền Đồng cổ tại xã Yên Thọ;thăm quan và học hỏi kinh nghiệm về xây dựng, tổ chức quản lý và phát triển du lịch tại Làng du lịch sinh thái xã Yên Trung. Qua chuyến đi nghiên cứu thực tế, học viên được nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của xã Yên Phong; kinh nghiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành của UBND xã trong thực hiện nhiệm vụ;kiến thức lý luận và thực tiễn về văn hóa công sở, hiểu biết kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa, phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Yên Định, từ đó có thể vận dụng tại đơn vị công tác và thực tiễn địa phương.
Năm là, tập thể lớp tích cực tham gia và giành giải cao trong các hoạt động chung do Nhà trường phát động như đạt giải “Rất công phu” trong Hội diễn văn nghệ chào mừng 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; tham gia giải bóng đá nam, lớp học khiêu vũ thể thao Dance sport, xây dựng công trình thanh niên chào mừng 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; tổ chức “ngày thứ bảy kết nối” thông qua việc tham quan Phòng Truyền thống của Nhà trường. Qua tham gia các hoạt động chung của Nhà trường, học viên được rèn luyện về mặt tinh thần, thể chất, là cơ hội để tập thể lớp ngày càng gắn bó hơn.
ng1.jpg
Học viên lớp A7 – K48 thăm quan Phòng Truyền thống của Nhà trường
Sáu là, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng như“Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện Tết nguyên đán và lễ hội xuân hồng” năm 2021 do Đoàn trường Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức; ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do thiên tai bão lũ cùng với cán bộ, giảng viên Nhà trường; ra quân dọn vệ sinh trên địa bàn phường Quảng Thắng. Đây là những hoạt động thực sự có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với cộng đồng và xã hội.
          Kết quả toàn khóa học, tập thể lớp A7 - k48 vinh dự được nhận danh hiệu Lớp học kiểu mẫu, 08 học viên được nhận danh hiệu học viên gương mẫu. 100% học viên của lớp đủ điều kiện tốt nghiệp từ loại khá trở lên, trong đó học viên đạt loại Giỏi chiếm 58%. 100% học viên đạt điểm rèn luyện loại Giỏi. Trong buổi lễ Bế giảng khóa học, lớp A7 có 04 học viên tiêu biểu được nhận giấy khen, 01 học viên được nhận thư khen của Hiệu trưởng Nhà trường. Buổi lễ bế giảng kết thúc trong niềm tự hào và lưu luyến. Tự hào vì học viên đã được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng. Lưu luyến những kỷ niệm đẹp của lớp thông qua hoạt động học tập, rèn luyện tại Nhà trường. Những kỷ niệm đó không những giúp học viên có thêm kiến thức mà còn giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; rèn luyện kỹ năng lãnh đạo quản lý; kỹ năng giao tiếp ứng xử trong môi trường công tác cũng như trong cuộc sống; tạo cơ hội để học viên trưởng thành và phát triển.
ng2.jpg
Học viên lớp A7 K48 nhận Bằng Tốt nghiệp tại Lễ Bế giảng
Đạt được những kết quả như trên, Chủ nhiệm lớp rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, Trước khi học viên nhập học, giáo viên chủ nhiệm cần chủ động phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học kiểm tra hồ sơ của học viên, nắm sơ yếu lý lịch, chức vụ, quá trình công tác, nguồn quy hoạch của học viên; dự kiến về công tác tổ chức lớp học như Ban Cán sự lớp lâm thời, Ban Chấp hành Chi đoàn lớp học, phân chia các tổ học tập.
          Thứ hai, Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc quy chế đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học, Phòng Tổ chức - Hành chính - Thông tin - Tư liệu phổ biến quán triệt về quy chế đào đạo, quy chế ký túc xá cho học viên trong thời gian học tập tại Nhà trường; hướng dẫn lớp xây dựng nội quy tự quản lớp học.
          Thứ ba, Giáo viên chủ nhiệm duy trì tổ chức sinh hoạt lớp định kỳ hàng tuần, nắm đặc điểm của lớp, tình hình tư tưởng của học viên, phối hợp với giáo viên bộ môn làm tốt công tác quản lý học viên, nắm sĩ số lớp; kịp thời tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện cho học viên.
          Thứ tư, Giáo viên chủ nhiệm thực hiện thông tin với cơ quan, đơn vị nơi cử học viên đi học về tình hình học tập, rèn luyện của học viên định kỳ hai lần trong khóa học và thông tin đột xuất trong những trường hợp cần thiết; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị để quản lý học viên.
          Thứ năm, Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm động viên, khuyến khích học viên học tập, rèn luyện, tham gia đầy đầy đủ các phong trào chung của Nhà trường; sáng kiến tổ chức các mô hình ở lớp học; làm tốt công tác tổ chức sinh hoạt chuyên đề; tổ chức đi nghiên cứu thực tế có chất lượng; cùng tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao với học viên.
          Thứ sáu, Nâng cao nhận thức của học viên một cách toàn diện, đầy đủ, đúng ý nghĩa về xây dựng mô hình tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu; bình chọn học viên gương mẫu đảm bảo khách quan, chính xác, dân chủ, công bằng tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua sôi nổi trong học tập, rèn luyện.
Có thể khẳng định, giáo viên chủ nhiệm lớp và học viên có vai trò quan trọng trong sự thành công của khóa học. Đối với khóa 48 năm học 2020-2021, lớp A7 đã tạo dấu ấn đặc biệt trong chung xây “môi trường đáng sống, sự nghiệp đáng yêu” tại Nhà trường. Mong muốn rằng, học viên trở về cơ quan, đơn vị công tác có nhiều sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.
Số lượt truy cập
Hôm nay:
923
Hôm qua:
1836
Tuần này:
9253
Tháng này:
40899
Tất cả:
4.405.779