ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
Đăng lúc: 15:56:15 29/06/2015 (GMT+7)1928 lượt xem
Học viên: Trịnh Hà Hoàng Linh. Đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư. Lớp: Chuyên viên khóa 36. |
Kếtcấuhạtầngcũngđượcđịnhnghĩalàtổng thểcáccơ sở vậtchất, kỹ thuật, kiếntrúc đóngvaitrò nền tảngchocáchoạtđộng kinh tế -xã hội đượcdiễnra mộtcáchbìnhthường.Kếtcấuhạtầngđồngbộvàhiệnđại là một trong những điều kiện quan trọngđể thu hút các nhà đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực sản xuất cho các ngành, giúp kinh tế tăngtrưởngnhanh, ổnđịnhvà bềnvững.Ngoài ra, kếtcấu hạtầngpháttriểnđồngbộ,hiệnđại cònlàđiềukiệnđể pháttriểncác vùngkinh tế độnglực,cácvùng trọng điểm vàtừđótạora các tác độnglan toả lôi kéocácvùngliềnkềpháttriển. Do đó, có thể nói cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong đó, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Căncứtheosựphânngànhcủanềnkinhtếquốcdân,kếtcấuhạ tầngcóthểđượcphânchiathành nhiều loại: hạ tầnggiaothôngvậntải; hạ tầngthủy lợi;hạ tầngđô thị; hạ tầngcấp điện; hạ tầng thông tin; hạ tầnggiáodục;hạ tầngvănhoá, thể thao, du lịch... Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 tại Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra một trong ba đột phá chiến lược để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là: "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị". Xuất phát từ tình hình đó, bài tham luận sẽ tập trung về vấn đề đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị ở tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua, từ đó xác định phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cho tỉnh trong những năm tới.
I. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015
Xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; tuy nhiên, trong những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị của tỉnh Thanh Hóa đã được quan tâm, tập trung đầu tư và đạt được nhiều kết quả mang tính đột phá, là một trong những động lực quan trọng để đưa tỉnh ta thành tỉnh tiên tiến đến năm 2020:
Về hạ tầng giao thông, giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh ta đã khởi công được nhiều công trình lớn, có sức lan tỏa cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các vùng như: dự án nâng cấp Quốc lộ 47 đến đường Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư (TMĐT) hơn 900 tỷ đồng; Đường giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn (TMĐT 2 giai đoạn là hơn 18.000 tỷ đồng, giai đoạn 1 là 4.000 tỷ đồng được đầu tư theo hình thức BT); Đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hoá (TMĐT hơn 5.000 tỷ đồng); Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 217.... Các cầu lớn như: Nguyệt Viên, Yên Hoành, Chiềng Nưa được hoàn thành; cầu Bút Sơn, cầu Thắm dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015 đảm bảo xóa hết các điểm vượt sông bằng phà trên các tuyến quốc lộ. Tỉnh đã nâng cấp, mở rộng 349 km quốc lộ, 270 km tỉnh lộ; làm mới 490 km và cứng hóa 2.555 km đường giao thông nông thôn, nâng cấp 3 tuyến đường tỉnh dài 212 km lên quốc lộ; cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường nội thị thành phố Thanh Hóa và các thị xã. Ngoài ra, tỉnh cũng ưu tiên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trong tỉnh, đặc biệt là khu kinh tế Nghi Sơn với dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (TMĐT hơn 9 tỷ USD là dự án lọc hóa dầu lớn nhất Đông Nam Á đến nay) đóng vai trò là dự án động lực, thu hút các dự án đầu tư công nghiệp nặng khác.
Tháng 2/2013, tỉnh đã đưa thành công đưa Cảng hàng không Thọ Xuân vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, đồng thời phục vụ cho hoạt động của khu kinh tế Nghi Sơn trong tương lai. Được đánh giá là một trong năm sân bay có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước, năm 2013, sân bay Thọ Xuân phục vụ 90.000 lượt khách, năm 2014 phục vụ 160.000 lượt khách, dự kiến năm 2015 đạt 400.000 lượt khách, vượt lượng hành khách được quy hoạch đến năm 2020. Hiện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã hoàn thành hệ thống đèn tín hiệu lên xuống tự động ILS, đang tiến hành xây dựng nhà ga hành khách với TMĐT 600 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2016 góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nâng cao năng lực tiếp nhận tàu bay, đảm bảo an toàn bay tại cảng.
Về hạ tầng đô thị, đã phát triển theo quy hoạch, phân bổ tương đối hợp lý giữa các vùng miền. Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã tập trung nâng cấp, điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính của các đô thị lớn như: TX. Sầm Sơn và TX. Bỉm Sơn được công nhận là đô thị loại III; sáp nhập 6 xã của huyện Quảng Xương về T.X Sầm Sơn; 19 xã, thị trấn của các huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa về TP. Thanh Hóa, tạo thế và lực cho các đô thị phát triển trong tương lai. Đặc biệt ngày 29/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 636/QĐ-TTg công nhận TP. Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Với diện tích tự nhiên 146,77 km2, dân số 411.302 người, TP. Thanh Hóa trở thành một trong những đô thị lớn nhất ở nước ta. Có được kết quả đó một phần là do sự tập đầu tư vào hạ tầng đô thị, điển hình là dự án Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội TP. Thanh Hóa với TMĐT gần 2.500 tỷ đồng được thực hiện từ vốn vay ngân hàng ADB và ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc. Ngoài ra, một số khu đô thị mới đang từng bước được đầu tư xây dựng như: khu đô thị mới Trung tâm, khu đô thị Đông đại lộ Bắc Nam, khu đô thị xanh Nam Trung tâm - TP.Thanh Hóa; khu đô thị sinh thái 2 bên bờ sông Đơ - TX. Sầm Sơn; khu dân cư Bắc đường Lương Định Của - TX. Bỉm Sơn..., đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng có thể nói rằng hiệu quả đầu tư của các công trình trên địa bàn tỉnh ta chưa đạt được cao như mong đợi do việc đầu tư chưa đồng bộ, còn dàn trải, chưa trọng tâm trọng điểm, nhiều công trình còn thất thoát lãng phí; huy động vốn đầu tư còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư công, chưa huy động được nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư vào kết cấu hạ tầng.
II. Định hướng về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị tỉnh ta giai đoạn 2015-2020
Dự thảo báo cáo chính trị dự kiến trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định một số định hướng về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị trên địa bàn tỉnh ta như sau:
Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, bảo đảm được sự kết nối giữa các tuyến đường bộ với hệ thống đường sắt, đường thủy, đường biển, đường hàng không, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các tuyến giao thông trục chính trong khu kinh tế, các khu công nghiệp, các tuyến giao thông kết nối các đô thị của tỉnh với Cảng Nghi Sơn, Cảng Hàng không Thọ Xuân; tuyến đường bộ ven biển từ huyện Nga Sơn đến huyện Tĩnh Gia; đường từ phía Nam tỉnh Ninh Bình đi Cảng Hàng không Thọ Xuân; tuyến đường nối Khu di tích Lam Kinh với Thành Nhà Hồ; các cầu lớn như: cầu Cẩm Lương, cầu Hoằng Khánh, cầu Cẩm Vân, cầu Thiệu Khánh... Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn bảo đảm đến năm 2020, có 100% đường huyện, 85% đường xã được cứng hóa mặt; đầu tư xây dựng hệ thống cầu treo trên địa bàn các huyện miền núi.
Tiếp tục đầu tư Cảng Hàng không Thọ Xuân theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm điều kiện nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế và dự bị cho Cảng hàng không Nội Bài. Xây dựng hệ thống cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng để sớm hoàn chỉnh cụm cảng nước sâu Nghi Sơn theo quy hoạch, bảo đảm công suất đạt 40 - 44 triệu tấn/năm. Nâng cao năng lực khai thác Cảng Lễ Môn, xây dựng mới cảng Quảng Châu. Xây dựng hệ thống bến thủy nội địa như: Hới, Hàm Rồng, Đò Lèn, Cầu Tào, Thiệu Khánh, Kiểu... bảo đảm phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Phát triển hệ thống đô thị theo hướng phân bố hợp lý, cân đối giữa các vùng, miền, đảm bảo kết nối với hệ thống đô thị khu vực Bắc Trung bộ và cả nước; kết hợp hài hòa giữa cải tạo, nâng cấp các đô thị hiện có, với xây dựng, phát triển các đô thị mới theo quy hoạch; ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn và Bỉm Sơn, các đô thị Nghi Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Ngọc Lặc; phấn đấu đến năm 2020, thành lập mới 37 đô thị, nâng tổng số đô thị toàn tỉnh lên 70 đô thị, gồm: 1 đô thị loại I (thành phố Thanh Hoá), 3 đô thị loại III (Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Nghi Sơn), 5 đô thị loại IV (thị trấn Lam Sơn - Sao Vàng, Ngọc Lặc, Rừng Thông, Hà Trung và Quảng Xương).
Để thực hiện được những mục tiêu, định hướng nêu trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu, mang tính quyết định là nguồn vốn. Trên thực tế, nhu cầu vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng ở tỉnh ta giai đoạn 2016-2020 là khá lớn (trên 60.000 tỷ đồng), trong khi đó nguồn vốn ngân sách tỉnh và hỗ trợ từ Trung ương chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, do đó, việc huy động vốn tập trung cho đầu tư kết cấu hạ tầng được xem như một thách thức lớn cho tỉnh ta trong giai đoạn tới.
III. Một số giải pháp nhằm huy động vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng
Hiện nay, có 3 nguồn vốn chủ yếu được huy động để thực hiện việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là: (1) Đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước; (2) Vốn huy động trong nước (qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp, phát hành trái phiếu…); (3) Vốn huy động nước ngoài (các khoản vay quốc tế, phát hành trái phiếu quốc tế, đầu tư trực tiếp của nước ngoài…). Tuy nhiên, do quy mô ngân sách nhà nước nhỏ và phải chi tiêu, đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác, đồng thời nhằm hạn chế nợ công, Chính phủ đang thắt chặt việc vay vốn từ nước ngoài nên việc huy động vốn từ thành phần kinh tế tư nhân được xem như giải pháp cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng trong giai đoạn tới, nhất là khi Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP[1]) ngày 14/2/2015. Ở tỉnh ta, số lượng các dự án đầu tư theo hình thức PPP hiện nay còn khá hạn chế, đến nay mới chỉ có một số dự án như: Nâng cấp cải tạo quốc lộ 1A trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành theo hình thức BOT; các dự án đang được triển thực hiện như Đường giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn (hình thức BT); Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp số 3 – Khu kinh tế Nghi Sơn (nhà đầu tư được quyền khai thác, kinh doanh sau khi hoàn thành đầu tư)... Ngoài ra, tỉnh hiện đang làm việc với tập đoàn Vingroup để xây dựng Khu hành chính TP. Thanh Hóa theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng.
Trong những năm tới, để có thể tiếp tục thu hút được các nguồn vốn bên ngoài ngân sách nhà nước vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tỉnh ta cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, tập trung tháo gỡ những rào cản để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn tư nhân nước ngoài (các dự án FDI). Thời gian qua, việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao do một số nguyên nhân chủ quan: các quy định về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng chưa đầy đủ, rõ ràng; thiếu minh bạch trong lựa chọn dự án và nhà đầu tư; công tác giải phóng mặt bằng chậm,… Do đó, để có thể thu hút nguồn vốn tư nhân nước ngoài, cần chú ý các điểm sau: xúc tiến đầu tư tốt, chính sách rõ ràng hấp dẫn và quỹ đất sạch.
Thứ hai, tỉnh cần chuyển vai trò từ tham gia đầu tư trực tiếp sang duy trì một môi trường đầu tư hấp dẫn, ổn định với hệ thống luật pháp và các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ điều chỉnh các quan hệ đầu tư theo các hình thức PPP... Vốn đầu tư công chỉ đóng vai trò là vốn “mồi” để thu hút vốn của tư nhân vào các dự án có khả năng thu hồi vốn cao. Tỉnh chỉ tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tư vào các công trình khó huy động các nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp. Cùng với đó là thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, trung tâm dịch vụ hành chính công... làm cho môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định.
Thứ ba, cần mở rộng các kênh đầu tư mới trong xã hội, phải có các cơ chế chính sách đột phá nhằm huy động được khối tư nhân tham gia tích cực hơn trong phát triển kết cấu hạ tầng. Tuyên truyền, kêu gọi, giới thiệu hình thức đầu tư PPP tới các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh có khả năng thu hồi vốn cao như: Các dự án khai thác quỹ đất, đổi đất lấy hạ tầng; Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, xây dựng các bến cảng, các bến xe (nhà đầu tư được quyền khai thác, kinh doanh sau khi đầu tư xong); Các dự án xây dựng đường giao thông có lưu lượng xe qua lại lớn (hình thức BOT, lắp đặt các trạm thu phí)...
Thứ tư, bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân, tỉnh cũng cần tăng cường quan hệ với các bộ ngành Trung ương, các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB... để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ODA để đầu tư kết cấu hạ tầng cho tỉnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội nhằm đưa tỉnh ta trở thành tỉnh tiên tiến đến năm 2020.
[1]PPP (Public - Private Partner) là hợp tác công - tư mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.
Các tin khác
- Mô hình “5 được, 5 sản phẩm, 5 quán xuyến, 5 thông qua, 5 vai trò” trong công tác chủ nhiệm lớp
- Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
- Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
- Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
- Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
- Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
- Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
- Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
- Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1136
Hôm qua:
1497
Tuần này:
7255
Tháng này:
15176
Tất cả:
5.107.685