HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng - từ thực tiễn Trường Chính trị Thanh Hóa

Đăng lúc: 16:42:23 11/11/2019 (GMT+7)595 lượt xem

Hà Thị Bích Hạnh
Phó Trưởng phòng TCHC-TTTL
Những năm quaTrường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, định hướng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, tạo ra nhiều nhân tố mới, điển hình mới góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Trong tổ chức các phong trào thi đua, Nhà trường đã thực hiện đồng bộ các công việc sau:
Thứ nhất,Đảng ủy, Ban Giám hiệu luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt việc phát động các phong trào thi đua gồm: thi đua thường xuyên nhằm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của từng năm học; thi đua theo chuyên đề, theo đợt như: phát động các đợt thi đua cao điểm chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh, của nhà trường; thi đua đạt thành tích xuất sắc trong các hội thi giảng viên dạy giỏi các cấp; hội thi học viên giỏi lý luận chính trị; hội thi thuyết trình ý tưởng gắn với việc xây dựng nhà trường kỷ cương, thân thiện, kiểu mẫu.Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua có ý nghĩa thiết thực như: phong trào thi đua “Đoàn kết, kỷ cương, nêu gương, sáng tạo”;“Phong trào xây dựng cơ quan văn hóa”; phong trào xây dng tác phong, hình nh ca cán b, viên chc, hc viên Trưng Chính tr; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao Các phong trào thi đua đã hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trung tâm của nhà trường đó là: nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn; gắn với mục tiêu xây dựng nhà trường kỷ cương, thân thiện, kiểu mẫu.
Thứ hai,trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua, mục tiêu và nội dung thi đua được bàn dân chủ, công khai trong cán bộ, viên chức. Từ đó có tác động thúc đẩy các tập thể khoa, phòng và cá nhân tự giác đăng ký, giao ước thi đua và phấn đấu để thực hiện tốt các nội dung thi đua. Vic đi mi ch đ, ni dung phong trào thi đua đã to s chuyn biến mnh m v nhn thc và hành đng ca mi cán b, viên chc và ngưi lao đng. T đó mi tp th, cá nhân xác đnh các mc tiêu, ni dung công vic c th đ phn đu thc hin trong mi năm hc, to thành phong trào thi đua sôi ni, rng khp trong toàn trưng.
Thứ ba, nhà trường luôn quan tâm xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy đnh, hưng dn v công tác thi đua - khen thưng, to cơ chế, chính sách đkhích lệ thi đua. Trong việc xác định tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua đã có phân định rõ tiêu chuẩn đối với các nhóm chức danh: giảng viên; viên chức làm việc ở các phòng chức năng; cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý. Từ đó, là cơ sở để các cá nhân đăng ký, giao ước thi đua và là căn cứ để bình xét các danh hiệu thi đua. Trong việc bình xét khen thưởng, nhà trường quy định rõ việc lựa chọn cá nhân tiêu biểu trong nhóm chức danh công việc để khen thưởng như: cán bộ quản lý tiêu biểu, giảng viên tiêu biểu, chủ nhiệm lớp tiêu biểu, chuyên viên, nhân viên phục vụ tiêu biểu. Đồng thời xây dựng và ban hành Quy định công nhận danh hiệu“Giảng viên có giờ dạy giỏi”, “Giảng viên dạy giỏi” và “Giảng viên giỏi”, trong đó quy định rõ về điều kiện được công nhận danh hiệu, cơ chế thưởng và quyền lợi được ưu tiên. Từ đó, đã khích lệ tinh thần thi đua, tạo động lực phấn đấu vươn lên trong đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động.
Thứ tư, thường xuyên theo dõi diễn biến của các phong trào thi đua và thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của phong trào, kịp thời rút kinh nghiệm. Do đó các phong trào thi đua trong trường ngày càng thiết thực, có chất lượng và hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
 Thứ năm, quan tâm biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến. Những cá nhân và tập thể khoa, phòng đạt thành tích xuất sắc, có nhiều sáng kiến, đổi mới trong công tác đã trở thành những điển hình tiên tiến được ghi nhận, biểu dương trước toàn trường và khen thưởng kịp thời, đã tạo nên bầu không khí phấn khởi thi đua trong toàn đơn vị.
Nhờ thc hin đng b nhng công vic trên, công tác thi đua ca nhà trưng đã đt đưc nhng kết qu rõ rt:
Th nht, đã tham mưu xây dựng được thể chế đồng bộ nhất về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán b. Nhà trường đã chủ động phối hợp tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các chủ trương, quy định, kết luận, các đán, cơ chế chính sách về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Qua đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc, toàn diện của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nhà.
Th hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục được đổi mới đồng bộ và toàn diện, tạo đột phá ở một số khâu.Phương thức mở lớp được đa dạng hóa, vừa đáp ứng được nhu cầu chuẩn hóa, vừa nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức của các địa phương, đơn vị. Cải tiến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo phương châm “rõ hơn về lý luận, sát với đối tượng, phù hợp với thực tiễn”. Trong những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa liên tục là trường có quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn nhất trong hệ thống các trường chính trị, chất lượng có nhiều chuyển biến tích cực.
Th ba,công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn phát triển toàn diện, mục tiêu nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cung cấp cơ sở lý luận cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương. Với phương châm “Xã hội hóa nghiên cứu tìm hiểu, ưu tiên nguồn lực cho nghiên cứu phát hiện, khuyến khích nghiên cứu tư vấn” và “sâu địa bàn, sát lĩnh vực, phát hiện kịp thời, đề xuất được giải pháp”, các hoạt động nghiên cứu khoa học được phát triển toàn diện, đa dạng hóa các loại hình, các khâu quy trình từ đăng ký, thẩm định, giao nhiệm vụđược chú trọng. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu được định hướng rõ ràng; cơ chế, chính sách, môi trường nghiên cứu được quan tâm đã tạo được động lực, phong trào thi đua nghiên cứu khoa học ở đông đảo cán bộ, giảng viên và học viên. Hoạt động nghiên cứu thực tế của cán bộ, giảng viên và học viên trong những năm qua đã có những nét mới - kịp thời gắn nghiên cứu tìm hiểu, tư vấn và huy động sức người, sức của ủng hộ Nhân dân các địa phương bị thiên tai, lũ lụt trên địa bàn tỉnh. Từ kết quả nghiên cứu của các hội thảo, các đề tài khoa học, các vấn đề tổng kết thực tiễn, luận án… Nhà trường đã quan tâm chỉ đạo biên tập và phát hành sách chuyên khảo, tham khảo. Từ năm 2014 đến nay, nhà trường đã biên tập và xuất bản 16 cuốn sách,đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy, công tác lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp ở Thanh Hóa.
Th tư, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên được quan tâm đồng bộ, chất lượng không ngừng được nâng lên đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Với phương châm “định hướng tốt, cơ chế tốt, môi trường tốt”, Nhà trường đã phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên giai đoạn 2017 – 2020 và đến 2025, ưu tiên nguồn lực, ban hành cơ chế hỗ trợ đặc biệt khích lệ cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả có 100% cán bộ, giảng viên được cập nhật kiến thức mới, nghị quyết mới; trên 90% cán bộ quản lý, giảng viên có thành tích được tham gia các khóa bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở các trường trong hệ thống, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Hiện tại, nhà trường có 04 tiến sỹ; 03 nghiên cứu sinh; 48 thạc sỹ; 02 giảng viên đang học cao học; 55 cán bộ, giảng viên có trình độ cao cấp lý luận chính trị;20 cán bộ, viên chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Là trường có số lượng tiến sỹ và nghiên cứu sinh nhiều nhất trong hệ thống các trường chính trị cấp tỉnh hiện nay. Nhà trưng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, hiểu biết thực tiễn cho cán bộ, giảng viên thông qua nhiều phương thức: giao chủ trì các nhiệm vụ khoa học, quản lý, quy định rõ về chế độ đi nghiên cứu thực tế, cập nhật thực tiễn. Hoạt động thao giảng cấp khoa, cấp trường, lấy ý kiến góp ý của học viên vào bài giảng được tổ chức nghiêm túc, thiết thực, có đánh giá, tổng kết.Tạo được không khí thi đua nghiên cứu tốt, phục vụ tốt, quản lý tốt, dạy – học tốt. Tuyệt đại đa số cán bộ, giảng viên muốn được làm việc và cống hiến; tỷ lệ biết làm, làm được và làm tốt được nâng lên.
Th năm, công tác xây dựng cơ quan văn hóa; xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, kiểu mẫu được coi trọng và đạt kết quả tốt đẹp. Phát huy dân chủ trong việc bổ sung, hoàn thiện và ban hành đồng bộ các quy chế nội bộ làm cơ sở cho việc quản lý, điều hành và thực hiện mọi hoạt động của Nhà trưởng đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, đúng pháp luật; đảm bảo về chế độ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, giảng viên, học viên; đảm bảo kỷ cương, nề nếp, xây dựng môi trường giáo dục giàu tính Đảng. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tỉnh đầu tư và xã hội hóa, tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin; đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục, công trình phục vụ cho việc ăn, ở, sinh hoạt, vui chơi giải trí, nghiên cứu, học tập của cán bộ, giảng viên, học viên. Tiếp tục xây dựng môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp. Hoạt động chào cờ đầu tuần, đầu tháng gắn với việc tôn vinh tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu mang nhiều ý nghĩa giáo dục và tạo nét đẹp riêng của Trường Chính trị tỉnh.
Đạt được những thành tích nổi bật nêu trên là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, động viên kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; sự nỗ lực, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới của tập thể cán bộ, giảng viên, người lao động, học viên nhà trường.
ớc sang thời kỳ mới, để tiếp tục xây dựng, phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trở thành trung tâm chất lượng cao về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, phấn đấu là một trong những trường đạt chuẩn đầu tiên trong hệ thống các trường chính trị của cả nước, nhà trường xác định 4 trụ cột phát triển:lấy nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn là trung tâm; đổi mới công tác quản lý là then chốt; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên là khâu đột phá; xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng là nhiệm vụ thường xuyên. Đồng thời, quyết tâm hiện thực hóa 5 định hướng đổi mới: chuyển mạnh nhận thức từ người thầy là trung tâm sang học viên là trung tâm (học viên phải là chủ và làm chủ trong quá trình tiếp nhận tri thức, phát triển năng lực tư duy); chuyển mạnh từ dạy – học kiến thức là chủ yếu sang dạy – học phát triển phẩm chất, năng lực; chuyển mạnh từ cập nhật kiến thức mới với tăng cường tổng kết thực tiễn; chuyển mạnh từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình; chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản lý phục vụ và kiến tạo.
Từ thực tiễn công tác thi đua của nhà trường, rút ra 5 kinh nghiệm nhm t chc công tác thi đua ngày càng tt hơn:
Một là,cần có sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và các đoàn thể trong cơ quan, đơn vị tạo nên sức mạnh tổng hợp làm cho phong trào thi đua thực sự đi vào cuộc sống; tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, viên chức, người lao động về vai trò, vị trí, ý nghĩa tác dụng của công tác thi đua để thi đua là công việc hàng ngày của cán bộ, viên chức, người lao động.
 Hai là,phát động thi đuaphải xác định rõ được nội dung, chủ đề thi đua, các mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp thi đua cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp với tình hình nhiệm vụ của đơn vị. Xác định rõ các tiêu chí, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua gắn với các nhóm chức danh, công việc cụ thể để có cơ sở đánh giá, bình xét, công nhận các danh hiệu thi đua chính xác, đảm bảo sự công bằng và kích thích được sự phấn đấu vươn lên trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Có như vậy mới thu hút được đông đảo lực lượng thi đua, mới tạo nên phong trào rộng khắp trong cơ quan, đơnvị.
Ba là, tạo cơ chế tốt, môi trường thuận lợi để cán bộ, viên chức có điều kiện phấn đấu, sáng tạo và phát triển; gắn kết quả thi đua với công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ; phối hợp chặt chẽ yếu tố động viên tinh thần và khuyến khích lợi ích vật chất, giữa khen và thưởng. Có như vậy, thi đua mới có ý nghĩa tác động và trở thành động lực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh.
Bốn là, thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời đồng thời phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.
Năm là,đề cao trách nhiệm, phát huy tính tiền phong gương mẫu trong việc thi đua thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, đặc biệt là trách nhiệm và tính tiền phong của đội ngũ cán bộ chủ chốt, của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Phát huykết quả đạt được trong những năm qua, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự giúp đỡ của các cấp, ngành, cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường sẽ đoàn kết với tinh thần“Thi đua để phát triển”, quyết tâm giành nhiều thành tích to lớn và toàn diện hơn nữa./.
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2063
Hôm qua:
2628
Tuần này:
4691
Tháng này:
51065
Tất cả:
4.415.945