Hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa – một số kinh nghiệm
Đăng lúc: 10:45:04 04/03/2019 (GMT+7)1607 lượt xem
TS. Lê Văn Phong
Trưởng khoa Xây dựng Đảng
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời gian qua, Trường chính trị tỉnh Thanh Hóa đã sớm nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên; cung cấp cơ sở khoa học phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương đã quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo; sáng tạo trong tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ này. Nhà trường đã tập trung các nguồn lực phát triển toàn diện hoạt động khoa học, tổng kết thực tiễn, kết quả cụ thể:
Về đề tài nghiên cứu khoa học:
Từ năm 2011 đến nay, Nhà trường chủ động đăng ký, triển khai thực hiện 5 đề án cấp tỉnh; nghiên cứu và bảo vệ xuất sắc5 đề tài khoa học cấp bộ, 10 đề tài khoa học cấp tỉnh, 25 đề tài khoa học cấp trường và hơn 100nhiệm vụ khoa học cấp khoa. Trong đó, Ban Giám hiệu định hướng nội dung nghiên cứu cho các đề án, đề tài cấp tỉnh; đề tài cấp trường, cấp khoa theo hướng:Đối với các đề án cấp tỉnh, đề tài cấp trường, cấp khoa tập trung và những nội dung như, (1) Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án cấp tỉnh, như: Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2015;Đề án đưa Lịch sử Đảng bộtỉnh Thanh Hóa; Đề án đưa Luật phòng chống tham nhũng; Luật an toàn giao thông vào giảng dạy vào giảng dạy các hệ đào tạo của trường; Đề án về Công nghệ thông tin. (2) Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã; nguồn cấp ủy cấp huyện, thị, thành phố; bồi dưỡng theo chức danh và vị trí việc làm; bồi dưỡng các kỹ năng mềm ngoại khóa cho học viên. (3). Xây dựng và hoàn thiện bộ quy chế quản lý đào tạo, quản lý khoa học, công tác hành chính, quản trị…
Đối với đề tài khoa học cấp tỉnh: Để hiện thực hóa được mục tiêu cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền, Nhà trường bám sát các chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng – an ninh; công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận của tỉnh, của các địa phương… để chủ động đăng ký và tổ chức triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học cấp tỉnh nhằm lý giải, làm rõ các luận chứng, luận điểm khoa học; đề xuất, tham mưu giải pháp phù hợp với thực tiễn đang đặt ra, góp phần khẳng định vị thế của Nhà trường.
Về hội thảo khoa học, hội thảo chuyên đề:
Nhà trường đã phối hợp với các ban, sở, ngành; các địa phương tổ chức 2 hội thảo khoa học cấp học viện, 8 hội thảo khoa học cấp tỉnh đã tập trung hướng vào kỷ niệm các sự kiện chính trị lớn và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra của tỉnh, của học viện và của Nhà trường; các hội thảo chuyên đề về công tác dân vận của cấp uỷ, chính quyền cấp xã, về xây dựng nông thôn mới; xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… được tổ chức theo các loại hình lới đào tạo, bồi dưỡng… Đây là diễn đàn trao đổi những khó khăn, thách thức, kinh nghiệm, cách làm sáng tạo trong công tác dân vận ở cơ sở, trong xây dựng nông thôn mới, về trách nhiệm công vụ, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng phong cách …
Về biên soạn và xuất bản sách phục vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; hoạt động lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh, hội thảo khoa học, kết quả thực hiện các nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, Nhà trường đã chủ trì, phối hợp biên soạn được 15 đầu sách tham khảo phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý của ủy đảng, chính quyền địa phương và hàng chục tài liệu phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống các trường Chính trị trong cả nước.
Về phát hành Tập san Nghiên cứu Lý luận và Thực tiễn
Tập san “Nghiên cứu Lý luận và Thực tiễn” phục vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã được xuất bản kịp thời, chất lượng được nâng cao, đối tượng phục vụ được mở rộng (từ Bí thư đảng ủy xã đến các đồng chí PBT Thường trực, PBT- Chủ tịch UBND xã, Giám đốc các Trung tâm BDCT huyện, thị thành phố…), số lượng xuất bản từ 2.500 - 3000 cuốn/số/quý (là trường chính trị duy nhất trong cả nước biên tập tập san nghiên cứu lý luận và thực tiễn phục vụ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở).
Để đạt được những kết quả nổi bật về hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường trong những năm qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là: Từng bước nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Theo đó, cán bộ, giảng viên không chỉ thực hiện nhiệm vụ khoa học theo nghĩa vụ, mà còn say mê nghiên cứu hoàn thành trên mức nghĩa vụ khoa học của giảng viên theo quy định. Ban Giám hiệu định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên và học viên theo hướng tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề đang nảy sinh từ thực tiễn, làm sáng rõ những hoạt động thực tiễn, tổng kết bổ sung vào cơ sở lý luận đưa vào giảng dạy, phù hợp với nội dung của từng môn học, phần học. Học viên, xoay quanh trục từ việc học lý thuyết trên lớp, đi nghiên cứu thực tế phù hợp với nội dung của từng môn học, phần học, báo cáo chuyên đề nghiên cứu thực tế đến thi, kiểm tra, đánh giá.
Hai là: Ban Giám hiệu Nhà trường phải hết sức năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; dám đổi mới và hoạch định chiến lược phát triển toàn diện hoạt động nghiên cứu khoa học đúng hướng (thiết thực và hiệu quả). Nhất là, xây dựng môi trường, tạo cơ chế và định hướng tốt cho cán bộ, giảng viên say mê nghiên cứu. Các đơn vị khoa, phòng; cán bộ, giảng viên phải chủ động đề xuất các ý tưởng nghiên cứu khoa học phù hợp với chuyên môn, với các vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn của các địa phương, cơ sở đòi hỏi phải được nghiên cứu; đề cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba: Chủ động tham mưu, đề xuất với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về các nhiệm vụ khoa học sát với thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý của tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành; địa phương trong tỉnh; các trường Chính trịtrong cả nước để thực hiện nhiệm vụ khoa học.
Để phát triển toàn diện hoạt động khoa học theo Quyết định 09 ngày 13 tháng 11 năm 2018 của Ban Bí thư, đòi hỏi Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, tập trung nguồn lực phát triển toàn diện hoạt động khoa học và hiện thực hóa 3 mục tiêu trong nghiên cứu khoa học: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên; cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền trong tỉnh. Trong đó, cần chủ động, quyết tâm định hướng nội dung nghiên cứu sâu và có chất lượng cao về những vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn của các địa phương, nhằm luận giải, cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp.
Hai là, tiếp tục có sự định hướng rõ hơn, cụ thể hơn về nội dung nghiên cứu và quy trình thực hiện các nhiệm vụ khoa học. Trong đó, ưu tiên tập trung vào việc nghiên cứu, đổi mới các khâu, các quy trình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò của hệ thống chính trị; các chương trình trọng tâm, trọng điểm; các khâu đột phá; các cơ chế chính sách của tỉnh và địa phương trong thời gian tới … Từ đó, Nhà trường phải thật sự chủ động tìm hiểu, nghiên cứu đề xuất đảm nhận các nhiệm vụ khoa học cấp bộ, cấp tỉnh; đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ khoa học cấp trường; nghiên cứu, viết sách chuyên khảo, tham khảo; phát triển tờ Tập san Nghiên cứu Lý luận và Thực tiễn thành tờ Tạp chí Lý luận và Thực tiễn, phục vụ hoạt đông lãnh đạo, quản lý.
Ba là, đổi mới mạnh mẽ phương thức nghiên cứu khoa học theo hướng sâu địa bàn, sát lĩnh vực, phát hiện được vấn đề, đề xuất được giải pháp. Tăng cường hoạt động nghiên cứu chuyên đề theo từng lĩnh vực, từng địa bàn cụ thể để cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; tư vấn, hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong tỉnh.
Bốn là, phát huy vai trò định hướng, tạo cơ chế, môi trường của Giám hiệu; sự chủ động tích cực đề xuất ý tưởng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên. Nâng cao trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Tạo sức lan tỏa và đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn đến cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường. Kịp thời ứng dụng, thông tin, trao đổi các sản phẩm nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của Nhà trường với các địa phương, học viện, các cơ sở đào tạo cán bộ, các trường Chính trị trong và ngoài nước.
Năm là, Nhà trường cần đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý chất lượng nghiên cứu phải gắn với hiệu quả thực hiện 3 mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Theo đó, hoạt động nghiên cứu khoa học cần tập trung các nguồn lực cụ thể cho các cấp độ như: xã hội hóa hoạt động nghiên cứu tìm hiểu, ưu tiên nguồn lực nghiên cứu phát hiện, khuyến khích nghiên cứu tư vấn, hỗ trợ phục vụ đổi mới quản lý đào tạo, bồi dưỡng và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong tỉnh.
Các tin khác
- Mô hình “5 được, 5 sản phẩm, 5 quán xuyến, 5 thông qua, 5 vai trò” trong công tác chủ nhiệm lớp
- Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
- Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
- Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
- Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
- Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
- Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
- Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
- Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1412
Hôm qua:
2301
Tuần này:
6034
Tháng này:
13955
Tất cả:
5.106.464