HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Kinh nghiệm về đổi mới và phát triển – Từ thực tiễn Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 06:38:43 20/02/2019 (GMT+7)1196 lượt xem

TS. Lương Trọng Thành 
TUV, Hiệu trưởng
 
         Là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý lớn của tỉnh, ở khu vực và trong cả nước; bám sát sự chỉ đạo của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quan tâm của UBND tỉnh, các ban, sở, ngành và các địa phương trong tỉnh; đồng hành với sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước, đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính tri tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, sáng tạo thi đua nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy- học tốt, tư vấn tốt đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện công tác ĐTBD cán bộ, xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã và đang trở thành trung tâm chất lượng cao về ĐTBD cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các ngành, địa phương trong tỉnh, trung tâm chất lượng cao về NCKH, TKTT. Theo đó, thể chế, cơ chế chính sách về ĐTBD ngày càng được hoàn thiện; quy mô ĐTBD được tăng cường; công tác NCKH, TKTT được quan tâm; đội ngũ cán bộ, giảng viên được chú trọng phát triển; môi trường giáo dục, cơ sở vật chất được đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả; vị thế, uy tín và ảnh hưởng của Nhà trường ngày càng được nâng cao, có sức lan tỏa tốt đẹp trong toàn hệ thống và các địa phương trong tỉnh. Để phát triển toàn diện và bền vững phải gắn liền với đổi mới và chỉ có đổi mới, sáng tạo mới phát triển toàn diện công  tác ĐTBD cán bộ của Nhà trường. Từ thực tiễn đổi mới và phát triển Nhà trường, tổng kết lại 5 bài học kinh nghiệm cơ bản như sau:
          Bài học thứ 1: Yêu cầu mang tính nguyên tắc và then chốt của đổi mới để phát triển là phải giải quyết hài hòa 5 mối quan hệ: i) Đổi mới, ổn định và phát triển; ii) Quy hoạch, đào tạo - bồi dưỡng và sử dụng cán bộ; iii) Giữa quy mô và chất lượng ĐTBD; iv) Giữa đào tạo - bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; v) Giữa đổi mới Nhà trường với sự phát triển của tỉnh, các địa phương, đơn vị trong tỉnh và các trường trong hệ thống. Theo đó, đổi mới công tác ĐTBD phải bám sát vào định hướng của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, của các địa phương, đơn vị và học tập kinh nghiệm về đổi mới từ các cơ sở đào tạo trong và ngoài hệ thống, từ đó đổi mới đồng bộ và nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ.
          Bài học thứ 2: Xuyên suốt và động lực của sự nghiệp đổi mới Nhà trường là phải xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, đặc biệt là mô hình phát triển. Theo đó, Nhà trường phát triển theo mô hình 5 nhất, 4 trụ cột, 5 định hướng đổi mới. Cụ thể 5 nhất là: i) có thể chế tốt nhất; ii) có quy mô ĐTBD lớn và chất lượng cao nhất; iii) công tác NCKH, TKTT phát triển toàn diện nhất; iv) có đội ngũ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín nhất; v) có môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng nhất. 4 trụ cột: i) nâng cao chất lượng ĐTBD, NCKH là trung tâm; ii) đổi mới quản lý là then chốt; iii) đổi mới phương pháp dạy-học, thi, kiểm tra, đánh giá là đột phá; iv) xây dựng môi trường giàu tính Đảng là là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. 5 định hướng đổi mới là: i) chuyển nhận thức từ người thầy là trung tâm sang người thầy và học viên là trung tâm; ii) chuyển từ học kiến thức là chủ yếu sang phát triển phẩm chất, năng lực; iii) chuyển từ học giáo trình là chủ yếu sang cập nhật kiến thức mới và tổng kết thực tiễn; iv) chuyển từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình; v) chuyển từ quản lý hành chính sang quản lý phục vụ và kiến tạo.
Bài học thứ 3: Sức thuyết phục của đổi mới là trên cơ sở mô hình phát triển đã xác định, cần tập trung nguồn lực để nghiên cứu, quyết tâm xây dựng thành các mô hình, điển hình trong thực tế đổi mới và nâng cao chất lượng công  tác ĐTBD cán bộ, xây dựng đội ngũ, quản trị và phát triển Nhà trường, tiêu biểu như: xây dựng các  tập thể kiểu mẫu và cá nhân gương mẫu; hội thi giảng viên giỏi 3 cấp độ (có giờ dạy giỏi, dạy giỏi và giỏi); mô hình xây dựng hình ảnh, tác phong người cán bộ, giảng viên: nghiêm về giờ giấc, đẹp về trang phục, chuẩn về phát ngôn, đúng mực trong ứng xử, quyết liệt trong đổi mới phương pháp dạy - học theo phương châm: 3 tăng (tăng chủ động, tăng trao đổi, tăng xử lý tình huống), 3 giảm (giảm thụ động, giảng độc thoại, giảm lý thuyết); mô hình học tập 3 không (không vào muộn, ra sớm; không cẩu thả; không làm việc riêng và sử dụng điện thoại trong giờ học) 3 có (có mục tiêu, động lực học tập tích cực; có tác phong, hình ảnh đẹp; có phương pháp rèn luyện khoa học); mô hình giới thiệu sách trong chương trình phát triển văn hóa đọc; mô hình CLB giảng viên trẻ; mô hình bồi dưỡng 3-3-3; mô hình 3 tốt (định hướng tốt, cơ chế tốt, môi trường tốt) trong xây dựng đội ngũ ... chính từ thực tiễn sinh động và hiệu quả thiết thực của các mô hình đã tạo niềm tin, sức lan tỏa, tạo động lực tích cực cho các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên tiếp tục đổi mới và phát triển Nhà trường.
Bài học thứ 4: Dẫn dắt sự nghiệp đổi mới là phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà trường, trong đó, đối với tự mình đội ngũ cán bộ quản lý phải có khát vọng đổi mới và tinh thần tận hiện với sự nghiệp. Trong điều hành, xử lý công việc đòi hỏi đội ngũ quản lý: i) nguyên tắc nhưng phải mềm dẻo, linh hoạt; ii) nhiệt tình cách mạng nhưng phải khoa học, trí tuệ; iii) dân chủ nhưng phải quyết đoán và chịu trách nhiệm cá nhân; iv) lý luận phải gắn liền với thực tiễn, nói đi đôi với làm; v) nêu gương. Trong quan hệ, ứng xử với CBGV, học viên và nhân dân đòi hỏi người CB quản lý: i) lắng nghe nhưng không theo đuôi; ii) bao quát mọi người, mọi  việc nhưng phải sâu sát, cụ thể đến từng người, từng việc; iii) công bằng nhưng không được cào bằng; iv) phát huy phải gắn liền với chăm lo; v) phê bình CBGV, học viên phải gắn với tự phê bình.
Bài học thứ 5: Chủ thể của sự nghiệp đổi mới là phát huy vị thế là chủ và vai trò làm chủ của CBGV và học viên Nhà trường, trong đó tập trung huy động và phát huy cao nhất trí lực, tâm lực, sức lực đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào thi đua 5 tốt: Nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt nhằm hiện thực hóa 5 mục tiêu: Lấy hiệu quả phục vụ, thành công của học viên,  nâng cao chất lượng đội ngũ,  nâng cao vị thế Nhà trường, tín nhiệm của xã hội; 5 giá trị cốt lõi trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Kiên định, kỷ cương, đoàn kết, nêu gương và sáng tạo; 5 chương trình vì Học viên: i) phát triển tư duy, tầm nhìn; ii) phát triển kỹ năng lãnh đạo quản lý; iii) phát triển văn hóa đọc; iv) xây dựng hình ảnh của học viên; v) xây dựng môi trường giáo dục kỳ cương, thân thiện, giàu tính Đảng.
Những kết quả của sự nghiệp đổi mới và phát triển đã góp phần tô thắm, làm giàu thêm truyền thống 70 năm (4/6/1949 - 4/6/2019) xây dựng, cống hiến và trưởng thành của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa. Những kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn sinh động về đổi mới và phát triển đã và đang tạo động lực cho thế hệ cán bộ, giảng viên hôm nay tự hào về truyền thống, trách nhiệm với hiện tại, tin tưởng vào tương lai tươi sáng,với khí thế mới, vận hội mới, tư duy mới, quyết tâm mới để giành thắng lợi mới toàn diện hơn trong phong trào thi đua nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy – học tốt, tư vấn tốt phấn đấu xây dựng Nhà trường kiểu mẫu. Và, noi gương các thầy, cô giáo, toàn thể học viên Nhà trường quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân./.
Số lượt truy cập
Hôm nay:
352
Hôm qua:
1836
Tuần này:
8682
Tháng này:
40328
Tất cả:
4.405.208