NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

Mô hình “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo”

Đăng lúc: 08:06:25 10/06/2022 (GMT+7)910 lượt xem

 Đổi mới phương pháp dạy-học bằng mô hình “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo” để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, góp phần khắc phục bệnh lười học, ngại học lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên hiện nay.
m1.png
Ảnh: Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy - học
, kiểm tra,
đánh giá trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - Thực tiễn và kinh nghiệm”

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào, tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá không ngừng nỗ lực tìm ra các giải pháp đổi mới phương pháp dạy - học. Hiện nay, Nhà trường đang đưa vào thực hiện mô hình “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo”, nhờ đókhắc phục những hạn chế và giới hạn của mô hình “3 tăng, 3 giảm” (tăng chủ động, tăng đối thoại, tăng xử lý tình huống; giảm thụ động, giảm độc thoại, giảm lý thuyết) mà cán bộ, giảng viên và học viên Nhà trường đã áp dụng trong giảng dạy và học tập thời gian qua.
Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử Nhà trường xin giới thiệu những nội dung cốt lõi của mô hình “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo”.
Đối với “3 trước”
Giảng viên cần: nghiên cứu trước (mục tiêu, nội dung cốt yếu bài học và phương pháp dạy); định hướng trước (nội dung thảo luận, nghiên cứu thực tế, cách thức liên hệ thực tiễn và nội dung kiểm tra); tìm hiểu học viên trước (để lựa chọn nội dung, phương pháp dạy-hoc phù hợp).
Học viên cần: tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, giáo trình trước; đặt câu hỏi trước (nêu ra những vấn đề đã tìm hiểu trước nhưng chưa rõ cần được giảng viên giải đáp, trao đổi làm sáng rõ trong buổi học); liên hệ với bài học, môn học trước.
Đối với “3 sâu”
Giảng viên cần: sâu kiến thức (hiểu sâu nội dung bài giảng để liên hệ sát); phân tích, giảng giải sâu (chọn vấn đề để phân tích sâu); liên hệ sâu (chọn vấn đề liên hệ gắn với chức năng, vị trí việc làm của học viên)
Học viên cần: hiểu sâu kiến thức; tìm hiểu sâu vấn đề từ bài học; vận dụng sâu bài học vào thực tiễn công tác
Đối với “3 sau”
Giảng viên cần: hệ thống sau bài giảng (tổng kết bài giảng bằng những từ khoá ngắn gọn); đánh giá sau bài giảng (trả lời các câu hỏi của học viên); gợi mở bài học sau.
Học viên cần: hệ thống kiến thức sau bài học; rút kinh nghiệm sau bài học; hoàn thành bài tập và kết nối với bài học, môn học sau.
Đối với “3 sáng tạo”
Giảng viên cần: dạy học sáng tạo; nghiên cứu, vận dụng sáng tạo; tạo ra sản phẩm mới sáng tạo
Học viên cần: học sáng tạo; vận dụng, liên hệ sáng tạo; tạo ra thái độ mới, tư duy mới, cách thức mới để xử trí tốt hơn với công việc, với mọi người và với chính mình).
Mô hình “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo” trên đây là cách làm sáng tạo trong đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, giúp cán bộ, giảng viên Nhà trường thực hiện mục tiêu “lấy người học làm trung tâm”, dạy những gì người học cần; đồng thời, mô hình này giúp học viên có thể phát huy tối đa vai trò là chủ, làm chủ trong quá trình học tập lý luận chính trị./.
Ban Biên tập 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
229
Hôm qua:
2004
Tuần này:
12411
Tháng này:
58785
Tất cả:
4.423.665