HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Một số tìm hiểu về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Đăng lúc: 14:42:08 23/08/2021 (GMT+7)1983 lượt xem

 ThS. Lê Thị Lan Anh
Khoa Nhà nước và pháp luật
 
          Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, được xuấthiệngắnliềnvớisự ra đờicủanhànướctồntạicùngvớinhànước;biểuhiệncủasự tha hóaquyềnlựcnhànước. Tham nhũng làm cho bộ máy nhà nước từngbướcbị suy yếu hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Vìvậy, cóthểnói, tham nhũng một trong nhữngbiểuhiệncủa suy thoáibiểuhiện nghiêm trọngnhất; vấnnạn tham nhũngthể đe dọa đến sự tồn vong của chế độ, làmgiảm niềm tin của nhân dân đối với vớisự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước. Do đó, phòng, chống tham nhũng luôn là nhiệm vụ chính trị sống còn, cấp bách hàng đầu đặt ra đốivớicáccấp, cácngành trong giai đoạnhiện nay.
          Ở nước ta, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định nhiệmvụtrọng tâmđầu tiên là: “Tiếptụcđẩymạnhđấu tranh, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãngphí, tiêu cực”; yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) phảisự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan chức năng và phải đề ra nhiều nhóm giải pháp đấu tranh PCTN. Trong đó,nhómgiảipháp tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN) của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổchức, đơn vị là nhóm giải pháp hữu hiệu nhằm kịpthờipháthiện tham nhũng, ngăn ngừahành vi tẩutántàisản tham nhũngvà thu hồitàisản tham nhũng.
          Pháp luật về kiểmsoát TSTN ở nước ta không ngừng được bổ sung và phát triển đáp ứng yêu cầu công tác PCTN. Đầu tiên là PháplệnhChống tham nhũngnăm 1998 vớiviệc quy địnhvềnghĩavụ kê khai tàisản; Luật PCTN 2005 pháttriểnchếđịnhkê khai tàisảnthành minh bạchTSTN; đếnLuậtPCTN 2018 pháttriển thêm mộtbướcthànhchếđịnhkiểmsoátTSTN, và được cụ thể hóa trong Nghịđịnhsố 130/2020/NĐ-CP quy địnhchi tiếtmộtsốđiềuvềkiểmsoátTSTNcủangườichứcvụ, quyềnhạn trong cơ quan, tổchức, đơn vị, gồm 4 nhóm chính sau:
Thứnhất, về cơ quan kiểm soát TSTN
Cơ quan kiểm soát TSTN gồm 8 nhóm cơ quan: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh;Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòngQuốchội; Văn phòngChủtịchnước; Tòaán nhân dân Tối cao,Việnkiểmsát nhân dân Tối cao, Kiểmtoánnhànước; Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội chịu trách nhiệm kiểm soát TSTN của người có nghĩavụkê khai công tác theo quy địnhcủaLuật. Cơ quan kiểm soát TSTN kiểm soátđể biết rõ TSTN, biến động về TSTN, nguồn gốc của TSTN tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng; phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.
Các cơ quan này có những quyền hạn nhất định để bảo đảm thực hiện được việc kiểm soát TSTN. Khi nhận bản kê khai, có quyền đánh giá các mức độ khác nhau về tính trung thực và có quyền yêu cầu đối tượng kê khai cung cấp, bổ sung thông tin hoặc giải trình. Bên cạnh đó, cóquyền yêu cầu các cơ quan khác thực hiện các biện pháp ngăn chặn khi thấy một cá nhân, tổ chức có dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch TSTN. Mặt khác, các cơ quan này cũng có quyền đề nghị thẩm định giá, giám định TSTN phục vụ việc xác minh. Việc quy định này đã tạo sự chuyên nghiệp trong việc thực hiện kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả của công tác kiểmsoát.
Thứ hai, vkhai TSTN
Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai TSTN và mọi biến động về TSTN của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên một cách trung thực, giải trình trung thực về nguồn gốc của TSTN tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai TSTN.
Đối tượng có nghĩa vụ kê khai là cán bộ, công chức; người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Đồng thời, Luật cũng quy định người có nghĩa vụ kê khai lần đầu bao gồm cả sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp (Điều 34 Luật PCTN 2018). Bên cạnhđó, cụthểhóanhómđốitượng kê khai làcánbộ công chức, Điều 10 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị quy địnhgồm 13 ngạch: Chấp hành viên; Điều tra viên; Kế toán viên; Kiểm lâm viên; Kiểm sát viên; Kiểm soát viên ngân hàng; Kiểm soát viên thị trường; Kiểm toán viên; Kiểm tra viên của Đảng; Kiểm tra viên hải quan; Kiểm tra viên thuế; Thanh tra viên; và Thẩm phán.
Như vậy, Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức, một số viên chức sự nghiệp và cả sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp với mục đích chủ yếu là để xác định được nguồn gốc của TSTN; tạo cơ sở để so sánh, đối chiếu TSTN của những người kê khai khi có sự biến động trong năm, nhằm phòng ngừa tham nhũng và phục vụ cho công tác cán bộ.
Về TSTN phải kê khai, ngoài phải kê khai các loại TSTN như quy định trước đây, như: nhà, quyền sử dụng đất; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài, Điều 35 Luật PCTN yêu cầu phải kê khai thêm công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; đồng thời, phải kê khai cả tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Phương thức và thời điểm kê khai TSTN, áp dụng cho từng đối tượng kê khai khác nhau, gồm: kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hằng năm và kê khai phục vụ công tác cán bộ.Việc kê khai lần đầu được áp dụng đối với người đang giữ chức vụ hoặc có vị trí công tác thuộc đối tượng có nghĩa vụ kê khai, nhằm hình thành đồng bộ cơ sở dữ liệu, thông tin về TSTN của họ kể từ thời điểm Luật có hiệu lực để phục vụ cho việc kiểm soát TSTN. Kê khai bổ sung áp dụng đối với người có biến động tăng về TSTN trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Việc kê khai hằng năm, kê khai bổ sung của năm 2021 sẽ thực hiện vào cuối năm 2021 bảo đảm hoàn thành trước ngày 31/12/2021 theo đúng quy định của Luật PCTN. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai bàn giao 01 bản kê khai TSTN lần đầu cho cơ quan kiểm soát TSTN theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật PCTN, hoàn thành trước ngày 30/4/2021 (Điều 10 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP).
Đối với công khai bản kê khai TSTN được thực hiện dưới hình thức niêm yết tại cơ quan, đơn vị và công khai tại cuộc họp. Hằng năm cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch xác minh TSTN do thanh tra hoặc đơn vị phụ trách tổ chức cán bộ thực hiện.
Thứba, vềviệc xác minh TSTN
Điều 41 Luật PCTN năm 2018 đã bổ sung một số căn cứ xác minh như: khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai TSTN không trung thực; xác minh theo kế hoạch xác minh TSTN hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai TSTN được lựa chọn ngẫu nhiên. Việc quy định xác minh theo kế hoạch là nhằm tăng cường ý thức tuân thủ trong kê khai và minh bạch TSTN của người có nghĩa vụ kê khai. Đây là một hình thức rất hiệu quả để cảnh báo tất cả những người kê khai TSTN, là họ có thể trở thành đối tượng được xác minh bất kỳ lúc nào theo kế hoạch hằng năm.Việc lựa chọn ngẫu nhiên để xác minh các bản kê khai tài sản được thực hiện công khai bằng cách bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính. Cơ quan kiểm soát TSTNmời đại diện Ủy ban kiểm tra Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp dự và chứng kiến việc lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh. Số người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên phải đảm bảo tối thiểu 10% số người thuộc diện kê khai hàng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó có ít nhất 01 người là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị (Khoản 3 Điều 15 Nghịđịnh 130/2020/NĐ-CP).
Hành vi kê khai TSTN không trung thực, giải trình nguồn gốc TSTN tăng thêm không trung thựcthì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo Điều 51 Luật PCTN năm 2018, bằng các hình thức xử lý kỷ luật như: cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
Điều 20 Nghị định số130/2020/NĐ-CP quy định: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu trách nhiệm trong tổ chức việc kê khai, công khai bản kê khai, nộp bản kê khai thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức.
Ngoài ra, Luật PCTN năm 2018 còn quy định cụ thể về thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh; nội dung, trìnhtựxác minh; báocáokếtquảxácminh; kếtluậnvà công khai kếtluậnxác minh nhằmphụcvụ cho công tácxác minh TSTN.
Thứ tư, v cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát TSTN
Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát TSTN được xây dựng nhằm lưu trữ, khai thác các thông tin về bản kê khai; kết luận xác minh TSTN và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát TSTN. Đây là quy định mới lầnđầu tiên được ghi nhận trong Luật PCTN năm 2018 (từĐiều 52 đếnĐiều54). Trong đónhấnmạnh: Nội dung cơ sởdữliệuquốc gia vềkiểmsoátTSTN tráchnhiệmquảntập trung thuộcvề Thanh tra Chínhphủ (Điều 52).
Việc hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia là căn cứquan trọng trong việc kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là phục vụ việc xác minh, làm rõ tính trung thực của bản kê khai và tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài TSTN tăng thêm; đồngthờicó thể kiểm soát sự chuyển dịch của một số tài sản nhất định, nhất là những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng nhằmphụcvụđắclực cho công tácđấu tranh phòng, chốngxửhành vi tham nhũng.
Có thể nói Luật PCTN năm 2018 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP đã có nhiều quy định mới và có những biện pháp mạnh mẽ hơn để kiểm soát tham nhũng, mở rộng đối tượng kê khai TSTN, tăng cường chế tài đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong PCTN. Tuy nhiên, thựctế vẫn còn những bất cập gây khó khăn cho việc kiểm soát TSTN của những người có chức vụ, quyền hạn, như: k kiểm soát tính trung thực của kê khai TSTN; chưa quy định đầy đủ, chặt chẽ về kiểm soát các loại tài sản phải kê khai; về việc theo dõi dấu vết tài sản và cơ chế để thu hồi các tài sản tham nhũng chưa được quy định chặt chẽ; chưa đồng bộ các giải pháp để kiểm soát chặt chẽ TSTN của những đối tượng có nghĩa vụ kê khai...
Để kiểm soát tốt TSTN, đáp ứng yêu cầu công tác PCTN trong thời gian tới, cần quan tâm thực hiện tốt các vấn đề sau:
Mộtlà, thực hiện đầy đủ quy định về kê khai TSTN.
Tại khoản 1 Điều 33 Luật PCTN năm 2018 quy định người có nghĩa vụ kê khai TSTN phải kê khai cả của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, bên cạnh các đối tượng trên thì người sống chung nhưng không đăng kết hôn, các thành viên khác trong gia đình có sống chung, những người có quan hệ thân tín đều là những người có khả năng thực hiện hành vi bao che, tẩu tán tài sản có được từ tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước. Vì vậy, tùy cấp bậc, vị trí công tác, cần quy định người có chức vụ, quyền hạn có nghĩa vụ kê khai TSTN, biến động về tài sản của cả các đối tượng là: vợ (chồng), người sống chung như vợ chồng; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ nuôi; bố, mẹ vợ, bố, mẹ chồng; anh, chị, em ruột; con đẻ, con nuôi trong trường hợp sống chung, sinh hoạt chung có phát sinh chi phí sinh hoạt chung hoặc cấp dưỡng, phụ thuộc nhau.
Hai là,quán triệtvà thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai TSTN
Mụcđíchcủa công khai TSTN để cơ quan có thẩm quyền biết rõ TSTN, biếnđộngvề TSTN, nguồngốccủa TSTN tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch TSTN của người đó; phục vụ công tác quản lý cán bộ, công chức. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để minh bạch TSTN của người có chức vụ, quyền hạn nhằm ngăn chặn được những hành vi trục lợi, rửa tiền hoặc những hoạt động phi pháp khác, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh PCTN.
Ba là, thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát TSTN.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về PCTN; nâng cao nhận thức về công tác kê khai và kiểm soát việc kê khai TSTN của người có chức vụ, quyền hạn; xác định việc kê khai TSTN là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, là giải pháp quan trọng trong công tác đấu tranh PCTN.
Thựchiệntốtchếđộcải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo tiền lương là nguồn thu nhập chính, có khả năng trang trải cho cuộc sống của người được trả lương. Đẩy mạnh thực hiện phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, các khoản chi tiêu cần được kiểm soát thông qua hệ thống ngân hàng; tăng cường quản lý, kiểm soát thuế thu nhập cá nhân.
Khai thác tốt dữ liệu quốc gia về kiểm soát TSTN của cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng khác có nghĩa vụ kê khai tài sản. Kết nối thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan liên quan, hỗ trợ cho công tác kiểm soát TSTN (cơ quan thuế, ngân hàng, cơ quan công an, cơ quan quản lý đất đai...).
thểnói, kiểmsoátTSTN biện pháp để biết các thông tin về TSTN và việc chuyển hóa các TSTN cũng như các khoản chi dùng, chi đầu tư của cá nhân. Bên cạnh đó, việc kiểm soát TSTN còn mang ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng. Thông qua việc kiểm soát TSTN, kết hợp với các biện pháp về xác minh TSTN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định tổng thu nhập hợp pháp của cán bộ, công chức kếtluậnhành vi làm giàu bất chính của cán bộ, công chức, từđólàm căn cứ để đấu tranh và loại bỏ hành vi tham nhũng. Quy định này chính là cơ chế phòng ngừa hiệu quả, gắn với trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập. Do vậy,việc thực hiệnđồngbộcácgiảipháp trongkiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổchức, đơn vị sẽ góp phần xây dựng chế độ công vụ liêm chính, công khai, minh bạch và hiệu quả./.
--------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.                 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, ST Hà Nội 2021;
2.                 Pháplệnhchống tham nhũngnăm 1998;
3.                 LuậtPhòng, chống tham nhũngnăm 2005;
4.                 LuậtPhòng, chống tham nhũngnăm 2018;
5.                 Nghịđịnh 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 củaChínhphủ quy địnhvềkiểmsoáttàisản, thu nhậpcủangườichứcvụ, quyềnhạn trong cơ quan, tổchức, đơn vị.
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2146
Hôm qua:
2230
Tuần này:
7004
Tháng này:
53378
Tất cả:
4.418.258