NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 ( 8/3/1910 – 8/3/2024) VÀ 1984 NĂM KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG!

Nâng cao chất lượng giảng viên tạo tiền đề quan trọng và sức đột phá để đổi mới toàn diện các hoạt động ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Đăng lúc: 16:23:39 15/11/2019 (GMT+7)623 lượt xem

ThS. Bùi Thị Thu 
Trưởng khoa Khoa Lý luận cơ sở
 
1. Nâng cao chất lượng giảng viên - một tiền đề, điều kiện tiên quyết trong đổi mới tại Trường Chính trị tỉnh
Trường chính trị cấp tỉnh là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, trường có hai nhiệm vụ cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Về đào tạo, bồi dưỡng, nhà trường tổ chức các loại hình đào tạo, bồi dưỡng để trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công v cho cán bộ, công chức, viên chức. Đây là công việc gốc. Về nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, nhà trường tiến hành nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tiến hành tổng kết kinh nghiệm từ các phong trào thực tiễn tại địa phương.
 Nhưng, vấn đề đặt ra,để thực hiện quá trình đổi mới hoạt động của các trường chính trị cấp tỉnh, cần xác định rõ nội dung, nhiệm vụ trọng tâm đổi mới được tiến hành từ Khâu? Nội dung? Yếu tố nào? Đâu là nhân tố đóng vai trò tiền đề, điều kiện cốt lõi? Đây là vấn đề phải quan tâm nghiên cứu để tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động. Tác giả bài viết mạnh dạn trao đổi ý kiến từ thực tiễn đổi mới tại Trường Chính trị Thanh Hoá thời gian qua.
Trên thực tế, trong giáo dục và cả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, từ quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, nhận thức về vai trò của người dạy, người học; nội dung, chương trình, tài liệu, phương tiện, môi trường và các điều kiện phục vụ học tập... đối với chất lượng giáo dục còn rất khác nhau. Trong đó xuất hiện tư tưởng coi vai trò của người học, tài liệu, phương tiện dạy học... là yếu tố cơ bản, tiền đề quan trọng quyết định chất lượng dạy học nói chung chứ không phải người dạy. Điều đó dẫn đến, có lúc, có nơi còn thiếu tính toàn diện, đồng bộ trong xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo. Xây dựng, phát triển nhà giáo chưa đặt yêu cầu về chất lượng đúng với vị trí, vai trò là tiền đề quan trọng, nhân tố trung tâm quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, cần có nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về vị trí, vai trò của nhà giáo đối với chất lượng giáo dục.
Đúng vậy, trong giáo dục nói chung, việc “lấy người học làm trung tâm” là phản ánh mục tiêu, cách thức, biện pháp thực hiện mối quan hệ của hoạt động “Dạy - học”, trong đó, mọi tương tác phải làm cho người học thực hiện đúng vai trò là chủ thể lựa chọn mục tiêu, nhu cầu; động cơ, phương pháp, thái độ trong học tập, từ đó tạo sự chủ động và tích cực. Đồng thời đòi hỏi, người dạy cần phải thay đổi cơ bản các hoạt động cũng như cách thức thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình.
Trong dạy học, người dạy không đơn thuần chỉ có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức mà còn phải hướng dẫn, hỗ trợ người học cách học, định hướng nhu cầu chiếm lĩnh tri thức; người dạy phải giúp đỡ người học phát triển các kỹ năng tự học, tự đánh giá năng lực học tập; giúp người học tự giác rèn luyện, phát triển nhân cách. Nên, việc “lấy người học làm trung tâm” càng khẳng định vai trò quan trọng của người dạy; người dạy luôn là tiền đề, điều kiện và là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Đúng như điều sinh thời Bác Hồ đã từng căn dặn, trong giáo dục “.., nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục…” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.9, tr.489). Hoặc, quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế và công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước cũng từng xác định, chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nhất là việc nâng cao chất lượng nhà giáo theo từng cấp học là một nhiệm vụ đổi mới giáo dục; một nội dung rất quan trọng hiện nay. Như vậy, việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng vừa là yêu cầu, nhiệm vụ; vừa là tiền đề quan trọng để tạo bước đột phá trong đổi mới giáo dục nói chung cũng như trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng. Đây đang là vấn đề tất yếu và cấp thiết tại các trường chính trị cấp tỉnh hiện nay.
2. Nâng cao chất lượng giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá - Vấn đề đặt ra và nhiệm vụ hiện nay
Nhận thức rõ việc nâng cao chất lượng giảng viên là tiền đề quan trọng để tạo bước đột phá trong đổi mới Nhà trường. Ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVII (khoá 2010 - 2015), Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã chủ động xây dựng “Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Trường Chính trị Thanh Hoá, giai đoạn 2011 - 2015’’. Đề án đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phê duyệt tại Quyết định số 308 - QĐ/TU (gọi tắt là Đề án 308). Một nội dung quan trọng của Đề án 308 là xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển giảng viên, Nhà trường theo Đề án 308, thời gian qua, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường đã tập trung lãnh, chỉ đạo để thực hiện. Quá trình tổ chức thực hiện, Nhà trường tiến hành triển khai các hoạt động, trong đó luôn ưu tiên tạo dựng: “Môi trường tốt”, “Cơ chế tốt”, “Điều kiện tốt” để giảng viên vừa chủ động, vừa tự giác nâng cao chất lượng; tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất để giảng viên có động lực vươn lên về mọi mặt. Để đội ngũ giảng viên Nhà trường thực sự vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu đổi mới, Ban Giám hiệu Nhà trường đã chọn cử giảng viên tương đối phổ quát các chuyên môn đưa đi đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. Đến nay, có 50/62 giảng viên có trình độ thạc sỹ, trong đó có 04 tiến sỹ và 03 nghiên cứu sinh. Nhằm chuẩn hóa mọi mặt cho giảng viên, Ban Giám hiệu nhà trường đã chủ động đề xuất với Thường vụ Tỉnh uỷ cho giảng viên được theo học các lớp lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân chính trị. Hiện tại, có 52/ 82 giảng viên có trình độ lý luận cao cấp, cử nhân chính trị.
Do tính “hồng” và “chuyên” đòi hỏi, giảng viên vừa phải có trình độ chuyên môn cao, có lý luận chính trị đạt chuẩn; vừa phải tinh thông nghề nghiệp. Bởi vậy, trong phát triển giảng viên, Nhà trường đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực, nâng cao năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn. Do đó, Ban Giám hiệu đã chủ động đề xuất với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho 26 giảng viên; chỉ đạo các khoa chuyên môn đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, tổ chức các “Toạ đàm khoa học”, các “Hội thảo chuyên đề”; tổ chức các cuộc “Thi thuyết trình ý tưởng’’ trong giảng viên, học viên. Ngoài ra, Nhà trường đã chủ động đề xuất Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh cho phép Trường được phối hợp với các sở, ngành, địa phương tiến hành tổng kết thực tiễn về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; tổng kết thực tiễn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh gắn với các Chương trình, Đề án của tỉnh.
Nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của giảng viên, hàng năm Nhà trường đã chủ động đăng ký, đấu thầu tổ chức nghiên cứu các Đề tài khoa học cấp tỉnh. Nhà trường và các khoa chuyên môn đã ký kết các chương trình phối hợp, hợp tác với các huyện; các xã, phường, thị trấn để giảng viên được về cơ sở nghiên cứu, tiếp cận, nắm bắt thực tiễn.
Từ thực tế  Nhà trường đang có bước chuyển giao thế hệ giảng viên, Đảng uỷ đã kịp thời có chủ trương, giao Ban Giám hiệu phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên thành lập “Câu lạc bộ giảng viên trẻ”. Câu lạc bộ hoạt động tập trung vào mục đích bổ trợ kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm nghiên cứu. Hoạt động của câu lạc bộ đã tạo được hiệu ứng tích cực, gây dựng lòng đam mê, yêu nghề của đa số giảng viên trẻ.
Chính từ sự quyết liệt và đúng hướng trong công tác phát triển giảng viên, nên hiện tại, chất lượng toàn diện của giảng viên Nhà trường đã được nâng lên và phát huy tốt trong giảng dạy, nghiên cứu. Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá được xếp ở tốp đứng đầu cả nước trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu điểm như đã nêuvề việc nâng cao chất lượng giảng viên, hiện tại, chất lượng giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá vẫn còn những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, một số giảng viên, tuy trình độ đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, nhưng có bài giảng chất lượng chưa cao, chưa tạo ra hiệu ứng tích cực cho học viên cả kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn; có giảng viên trình độ cao, nhưng chưa thể hiện được vai trò là hạt nhân trong chuyên môn, trong nghiên cứu; một bộ phận có biểu hiện tự bằng lòng với trình độ, năng lực hiện có, chưa cố gắng vươn lên đáp ứng yêu cầu đổi mới của Nhà trường...
Những hạn chế về chất lượng giảng viên đã nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ quan rất đáng quan tâm, như nhận thức của giảng viên, trong chỉ đạo thực hiện cán bộ quản lý cấp khoa còn thiếu quyết tâm, quyết liệt. Hơn thế, việc quản lý giảng viên thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi còn có biểu hiện bình quân, cào bằng, thiếu cạnh tranh; khâu kiểm tra đánh giá, phân loại giảng viên chưa rõ tiêu chí... Những bất cập đó không gây thành áp lực, chưa tạo thành động lực tự giác vươn lên ở một bộ phận giảng viên.
Để mục tiêu xây dựng, phát triển nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Nhà trường thời gian tới thực sự đạt yêu cầu và có hiệu quả, chúng tôi cho rằng, cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng giảng viên, tạo sự đồng thuận, thống nhất để tự giác vươn lên của giảng viên và trách nhiệm trong quản lý
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, trước hết mỗi giảng viên phải nhận thức đúng vai trò của mình để tự giác phấn đấu. Điều này trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước.  
Thực tiễn chỉ rõ, nâng cao chất lượng giảng viên là trách nhiệm của cả tổ chức và mỗi giảng viên. Do đó, lãnh đạo Nhà trường, các bộ phận và mỗi giảng viên cần quán triệt đầy đủ các quan điểm cơ bản của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nhất là Kết luận số 117-KL/TW ngày 20/11/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về công tác Trường chính trị tỉnh, thành phố, bộ, ngành trực thuộc Trung ương; Nghị quyết số 04 - NQ/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa “Về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020”. Đồng thời, quán triệt phương châm, mục tiêu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường... Để giảng viên nhận thức rõ yêu cầu năng lực, phẩm chất của mình trước nhiệm vụ mới; đồng thời  các khoa, phòng thấy rõ trách nhiệm nâng cao chất lượng giảng viên,... Qua đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cả nhận thức, trách nhiệm và hành động.
Thứ hai, rà soát quy hoạch về đội ngũ, xây dựng kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên 
Để có đội ngũ giảng viên có chất lượng, đòi hỏi phải đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm chất lượng. Do vậy, nhà trường cần tiến hành điều tra xác định quy mô đào tạo, bồi dưỡng đến năm 2025; yêu cầu chất lượng từng mặt của đội ngũ giảng viên để xác định yêu cầu nâng cao trình độ từng mặt của giảng viên. Qua đó có cơ sở xác định kế hoạch đào tạo giảng viên cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn; gắnđào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sử dụng. Trong nâng cao trình độ của giảng viên, phải dựa trên tính liên kết chuyên môn giữa các khoa, bộ môn phù hợp với cấu trúc bộ máy và phân công chuyên môn; cần chú ý đan xen các độ tuổi nhằm kế thừa và bảo đảm tính liên tục trong xây dựng đội ngũ, tránh khuynh hướng cục bộ và thời vụ. Hàng năm, Ban Giám hiệu cần tăng cường chỉ đạo các khoa, bộ môn đánh giá, sàng lọc năng lực chuyên môn của giảng viên; lựa chọn giảng viên đưa đi đào tạo trình độ cao nhằm xây dựng các chuyên gia trong chuyên môn. Các khoa, phòng nghiêm túc, trung thực trong đánh giá, phân loại giảng viên trên các mặt theo năm học để giao nhiệm vụ phấn đấu, tự bồi dưỡng của giảng viên và đề xuất kiến thức bồi dưỡng cụ thể.
Ban Giám hiệu cần coi trọng việc tổng kết công tác phát triển đội ngũ giảng viên để rút kinh nghiệm trong định hướng, chỉ đạo; tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh về cơ chế chính sách tuyển dụng, bồi dưỡng giảng viên cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường trong thời kỳ mới.      
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế sử dụng, đãi ngộgắn với năng lực, nghĩa vụ theo hướng công bằng, cạnh tranh, tạo động lực vươn lên của giảng viên
Chất lượng giảng viên bị ảnh hưởng trực tiếp từ khâu tuyển dụng. Để tuyển dụng đúng, đòi hỏi khi tuyển dụng phải công khai, minh bạch, khoa học. Do đó, khi có nhu cầu tuyển dụng, nhà trường cần công khai về số lượng, chuyên ngành, tiêu chí, tiêu chuẩn, phương thức và thời gian tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiêu chí tuyển dụng phải gắn trình độ chuyên môn với khả năng nghề nghiệp; phải bảo đảm cả năng lực giảng dạy và khả năng nghiên cứu.
Thực tế chỉ rõ, việc bố trí, sử dụng, đãi ngộ có sự ảnh hưởng lớn đến động lực tự vươn lên của giảng viên. Khi công tác sử dụng, đãi ngộ đúng, phù hợp, công bằng sẽ tạo động lực thúc đẩy giảng viên hăng say, tự giác phấn đấu, rèn luyện. Hơn thế, sử dụng, đãi ngộ đúng, phù hợp còn bảo đảm tính công bằng và minh bạch về mức cống hiến gắn với hưởng thụ; gắn quyền với trách nhiệm của giảng viên. Vì vậy, Nhà trường cần sớm hoàn thiện các quy định về chế độ trách nhiệm và quyền lợi của giảng viên. Cần cụ thể hoá tiêu chí, tiêu chuẩn tham gia giảng dạy và các lao động khác đối với các lớp ngoài kế hoạch. Giám hiệu cần có quy định đề cao quyền, trách nhiệm sử dụng lao động của các khoa. Các khoa, bộ môn cần căn cứ năng lực chuyên môn thực tế của giảng viên để bố trí việc làm phù hợp.
Thứ tư, tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp; kiểm tra, đánh chất lượng bài giảng của giảng viên
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, ngoài các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, biện pháp quản lý, nhằm tạo sức ép để mỗi giảng viên tự phấn đấu vươn lên là rất quan trọng. Bởi vậy, Ban Giám hiệu, khoa chuyên môn cần đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá giảng viên, nắm thông tin đầy đủ, chính xác về năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của từng giảng viên. Ban Giám hiệu cần sớm ban hành quy định tiêu chí đánh giá, phân loại giảng viên trên từng mặt cụ thể sát với ngạch, bậc của giảng viên. Quản lý cấp khoa, phòng phải gương mẫu, đề cao trách nhiệm kiểm tra, đánh giá từng bài giảng của giảng viên. 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
3291
Hôm qua:
2605
Tuần này:
12109
Tháng này:
62266
Tất cả:
4.360.803