“Ngày thứ Bảy kết nối” - Thực tiễn và kinh nghiệm từ lớp A6 K49
Đăng lúc: 09:18:10 03/06/2022 (GMT+7)619 lượt xem
Trần Thị Mai Chi
Lớp A6, K49 TCLLCT
“Ngày thứ Bảy kết nối” là mô hình phát huy vai trò làm chủ và phát triển tối đa năng lực của học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá; trong đó tập trung huy động cao nhất trí lực, tâm lực, sức lực đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào thi đua 5 tốt “Nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt”.
Trong những năm qua, Nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường gắn “Lý luận gắn với thực tiễn”; trong đó, các lớp Trung cấp Lý luận chính trị tập trung tại trường đã được tổ chức rất nhiều mô hình hoạt động với mục tiêu: kết nối giữa Nhà trường, giảng viên, học viên; kết nối Nhà trường, học viên và cơ sở; kết nối vùng miền; kết nối trước, trong và sau khóa học; kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Mỗi kỳ học, học viên học liên tục hai tuần tại trường và nghỉ hai tuần về địa phương, đơn vị tiếp tục làm việc. “Ngày thứ Bảy kết nối” là ngày thứ Bảy giữa 2 tuần học liên tiếp, là thời gian quý giá của mỗi học viên, thay vì về nhà với gia đình thì sẽ ở lại trường để có cơ hội kết nối, giao lưu để gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và tin quý nhau hơn; qua đó thực hiện mục tiêu “kết nối nhà trường, giảng viên và học viên”.
Cùng với các lớp Trung cấp Lý luận chính trị khoá 49, lớp A6 đã triển khai rất nhiều mô hình kết nối, đạt mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao chất lượng học tập. Có thể kể đến các hoạt động như: giao lưu văn hoá, ẩm thực với học viên lớp Lào khoá 4; giao lưu bóng đá và bóng chuyền hơi với các lớp A1, A2; xây dựng mô hình “Ký túc xá xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường”… Trong lớp, các học viên nam thường xuyên tổ chức các ngày lễ cho các học viên nữ, như: ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; hoặc các học viên nam thi đấu thể thao với nhau, qua đó tăng thêm tình đoàn kết giữa học viên.
![a6.jpg](/file/thumb/500/636593333.jpg)
Buổi giao lưu “Nét đẹp tết Việt” là hoạt động đáng nhớ, ghi dấu ấn khó phai của học viên lớp A6 với 45 học viên lớp Lào khóa 4. Qua chương trình, học viên Lào có thêm hiểu biết về Tết cổ truyền của Việt Nam, từ đó thêm yêu đất nước Việt Nam xinh đẹp và thân thiện, thêm yêu quê hương Thanh Hóa qua sự gần gũi, chân tình, mộc mạc từ những thông điệp học viên A6 thể hiện, để khi học viên Lào trở về tỉnh Hủa Phăn sẽ tuyên truyền về đất nước Việt Nam, tô thắm thêm tình hữu nghị sâu sắc Việt -Lào.Để có được thành công trong chương trình “Nét đẹp Tết Việt” là nhờ sự thống nhất, đồng tâm, đồng lòng của tập thể lớp A6; trong đó có vai trò quan trọng của cô giáo chủ nhiệm Hoàng Thị Hiền. Ngay sau khi được nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ, hướng dẫn và chỉ đạo, đồng chí lớp trưởng đã điều hành cuộc họp lớp để lên phương án thực hiện chương trình với tình cảm đặc biệt dành cho các bạn Lào. Chỉ trong vẻn vẹn 1 tuần chuẩn bị, nhờ sự phân công chặt chẽ, phát huy tối đa năng lực, sở trường của mỗi học viên, lớp A6 đã tổ chức buổi truyền hình thực tế đặc biệt vào ngày giáp Tết. Với mỗi học viên A6, đây là những kỷ niệm không bao giờ quên về những ngày tháng được học tập tại ngôi trường Đảng thân yêu. Bằng sự tâm huyết, bằng những đôi bàn tay khéo léo, bằng cái tâm khi chọn lựa thực phẩm, bằng sự mến khách, bằng sự đồng lòng nỗ lực, những mâm cơm đậm hương vị Tết cổ truyền, những bông hoa ngày Tết, mâm ngũ quả, cành đào, cây quất, những lời ca, tiếng hát… tất cả thể hiện thông điệp nhỏ của lớp A6 gửi đến các bạn Lào rằng, đó là sự ấm cúng trong mỗi gia đình Việt trong “Tết đoàn viên”. Điều đặc biệt mà chắc chắn các bạn Lào cũng nhớ mãi không quên, đó là các bạn được tham gia bày mâm ngũ quả, tham gia gói bánh chưng cùng học viên Việt Nam; đây là hai lễ vật đặc trưng, chứa đựng những giá trị văn hóa được lưu truyền từ ngàn đời và không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt khi Tết đến xuân về. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ A6, bằng tấm lòng chân thành của một tập thể lớp đoàn kết, buổi giao lưu đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tham dự, đặc biệt đã đem lại trải nghiệm thú vị cho các lưu học viên Lào khi lần đầu được đón Tết Việt tại ngôi trường chính trị.
Qua những hoạt động ý nghĩa của “Ngày thứ Bảy kết nối”, có thể rút ra những kết quả mà học viên lớp Trung cấp Lý luận chính trị A4 khoá 49 đã đạt được sau đây:
Thứ nhất, thông qua các hoạt động này, học viên đã nắm bắt kịp thời và lĩnh hội được những kinh nghiệm thực tiễn từ thầy cô và từ chính học viên.
Thứ hai, áp dụng lý luận vào thực tiễn, phát triển các kỹ năng trong ứng xử, giao tiếp giữa học viên đối với thầy cô, giữa học viên với học viên; từ đó ngày càng hoàn thiện bản thân đẻ trưởng thành hơn, chín chắn hơn trong suy nghĩ, trong hành động và trong cuộc sống.
Thứ ba, tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp, giữa học viên với giảng viên, từ đó giúp mọi người hiểu nhau hơn để càng thêm quý mến và trân trọng những giờ phút học tập bên nhau dưới mái trường chính trị thân yêu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, hoạt động “Ngày thứ Bảy kết nối” của lớp A6 còn có một số hạn chế nhất định, đó là:
Thứ nhất, một số thành viên trong lớp chưa mạnh dạn thể hiện hết năng lực, chưa tích cực tham gia, đôi khi còn lấy lý do vắng mặt.
Thứ hai, nhiều nội dung chưa được thực hiện trong chương trình; chuẩn bị nội dung chưa kỹ, chưa đa dạng vì thời gian học tập tại trường chỉ có hai tuần trong tháng, ít nhiều ảnh hưởng tới sự liên tục trong tư duy tổ chức hoạt động.
Thứ ba, một số chương trình còn mang tính hình thức, chưa thể hiện hết nội dung cần triển khai; việc đăng ký thực hiện Lớp kiểu mẫu, sau khi đạt được rồi không duy trì và tiếp tục phấn đấu.
Từ thực tiễn hoạt động mô hình “Ngày thứ bảy kết nối”, lớp A6 K49 rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, không ngừng đổi mới, sáng tạo các phương pháp tổ chức mô hình này; không tổ chức mang tính hình thức, qua loa, đại khái.
Hai là, tích cực khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện. Cụ thể như: cần tập hợp, lôi kéo tập thể tham gia đầy đủ nhất; chuẩn bị nội dung phong phú, hấp dẫn;
Ba là, phát huy những việc làm tốt, kịp thời đánh giá những kết quả đạt được để tạo động lực cho tập thể.
Để mô hình “Ngày thứ 7 kết nối” ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, Nhà trường cần tạo thêm nhiều cơ hội để tăng cường sự giao lưu với học viên trong lớp và giao lưu giữa các lớp, từ đó sẽ tăng thêm sự đoàn kết, gắn bó giữa học viên; đồng thời, cần tích cực đổi mới hơn nữa về nội dung, hình thức các mô hình. Hy vọng rằng, thời gian tới sẽ có thêm nhiều các hoạt động thực tiễn của các lớp nhằm hiện thực hóa các mô hình đổi mới của Nhà trường, góp phần xây dựng tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu, phấn đấu xây dựng Trường Chính trị tỉnh trở thành Trường kiểu mẫu, là một trong những trường đứng đầu cả nước./.
Các tin khác
- Mô hình “5 được, 5 sản phẩm, 5 quán xuyến, 5 thông qua, 5 vai trò” trong công tác chủ nhiệm lớp
- Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
- Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
- Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
- Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
- Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
- Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
- Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
- Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2184
Hôm qua:
1169
Tuần này:
4505
Tháng này:
12426
Tất cả:
5.104.935