HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM (21/4/2021 - 21/4/2024)

Nghiên cứu, vận dụng Nghị quyết Đại hội XIII vào đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở Thanh Hóa hiện nay

Đăng lúc: 15:09:02 14/07/2021 (GMT+7)1129 lượt xem

TS. Lương Trọng Thành 
TUV, Hiệu trưởng
         
          Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định tầm nhìn về mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.Việc xác định mục tiêu tầm nhìn gắn với sự kiện trọng đại của Đảng và đất nước không chỉ thể hiện tầm vóc trí tuệ, năng lực nắm bắt qui luật, xu thế phát triển của thời đại để định hướng rõ mô hình phát triển của đất nước trong tương lai mà còn biểu thị sự thống nhất, hòa quyện giữa “Ý Đảng và lòng Dân”; kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá, cách mạng; tập trung mọi nguồn lực, khơi dậy sự đồng thuận, tạo động lực hiện thực hoá khát vọng phồn vinh, hạnh phúc. Theo đó, để hiện thực hóa được mục tiêu tầm nhìn, Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định phải: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”(1). Đồng thời, phải phát triển đất nước nhanh, bền vững; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”(2). Đặc biệt, khẳng định nhân tố quyết định tổ chức thực hiện thành công mục tiêu tầm nhìn là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng “nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp…; tích cực đấu tranh, phản bác có hiệu quả quan điểm sai trái của các thế lực thù địch(3), “Nâng tầm tư duy lý luận của Đảng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp kịp thời cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước(4)… Bởi vậy, cần phải “không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị…(5) chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, phải đổi mới đồng bộ và nâng cao chất lượng các khâu, quy trình; mô hình; phương pháp, cách thức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Quan tâm “đầu tư xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận(6), cán bộ giảng viên, báo cáo viên…Theo đó, Nghị quyết Đại hội XIII khẳng định: (1)“đổi mới căn bản, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn”(7); (2) “đưa việc bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đi vào nền nếp,…chất lượng, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng”(8). (3) “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa học tập lý luận với rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị; khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên…”(9) (4) “thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên chính trị,báo cáo viên…”(10)(5) “nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các trường chính trị.”(11)
          Bám sát định hướng của Trung ương và quyết tâm xây dựng Thanh Hóa “đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước(12),  “đến năm 2045,Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước(13), Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh đã xác định: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ…xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Theo đó, cần phải “chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực của đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cấp của tỉnh(14). Muốn vậy phảiNâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm chính trị cấp huyện; xây dựng Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn, trong nhóm các trường chính trị dẫn đầu cả nước; tiếp tục xây dựng, củng cố các Trung tâm chính trị cấp huyện đạt chuẩn và giữ vững đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới(15). Cụ thể định hướng trên, Chương trình hành động về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng…đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và học tập lý luận chính trị, gắn lý luận với thực tiễn, nhất là thực tiễn sinh động của tỉnh; chú ý bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên kỹ năng lãnh đạo, giải quyết những tình huống cụ thể xảy ra ở địa phương, cơ sở.”(15). Như vậy, điểm mới thống nhất giữa nghị quyết Đại hội XIII và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, đó là yêu cầu cao về tính thực tiễn ở các khâu, quy trình, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; về nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên và học viên; về nâng cao hiệu quả hoạt động và xây dựng trường chính trị, các trung tâm chính trị đạt chuẩn và vượt chuẩn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
          Trên cơ sở định hướng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và sự quan tâm lãnh đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy; quan tâm phối hợp, chỉ đạo và tạo điều kiện của Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức tỉnh ủy, các ban, sở, ngành và cấp ủy, chính quyền trong tỉnh; đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước, trường Chính trị tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã, đang đổi mới đồng bộ và nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải được đổi mới và nâng cao chất lượng theo hướng:(1) Bám sát định hướng của trung ương, của tỉnh; gắn liền với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, sự phát triển của ngành, các địa phương và hướng mạnh về cơ sở; (2) chuyển mạnh từ đào tạo là cơ bản sang bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo chức danh; giữa bồi dưỡng lý luận với đào tạo cán bộ qua thực tiễn; lấy thực tiễn để đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (3) đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị gắn liền với nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; lấy nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn làm cơ sở đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (4) đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải gắn liền với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; gắn liền giữa “xây” dựng mục tiêu, ý thức, động cơ học tập tích cực với “chống” sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…(5) đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải gắn liền với việc xây dựng và phát triển văn hóa trường Đảng. Trong đó, thể chế phải đồng bộ, khoa học, dân chủ, đúng pháp luật; thiết chế phải hiện đại, chuyên nghiệp; các giá trị văn hóa phải chuẩn mực, kiểu mẫu, tạo động lực phát huy vai trò: “Học viên là trung tâm, nhà trường là nền tảng, giảng viên là động lực”. Khẳng định vị thế, vai trò định hướng, dẫn dắt và tạo sức lan tỏa giá trị văn hóa trường Đảng trong hệ thống, đến với địa phương, cơ sở. Để thực hiện các định hướng trên Trường chính trị tỉnh cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ như sau:
          Thứ nhất, chủ động phối hợp, tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh
           Đề xuất Ban Thường vụ tỉnh ủy quan tâm hoàn thiện thể chế, thiết chế tổ chức, bộ máy và điều kiện làm việc theo tiêu chí xây dựng trường chính trị chuẩn đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 19/05/ 2021; lãnh đạo, chỉ đạo phê duyệt và triển khai có hiệu quả các đề án, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Quản lý thống nhất công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn tỉnh.  Quan tâm bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới và kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo chức danh lãnh đạo, quản lý. Đồng thời quan tâm công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ lý luận, giảng viên, báo cáo viên...Thống nhất chủ trương nâng cấp tập san lên tạp chí nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.
           Chủ động phối hợp các huyện, thị, thành ủy gắn kết có hiệu quả giữa công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ; giữa đào tạo, bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; phối hợp trong quản lý, đánh giá chất lượng dạy - học, nhất là sau đào tạo, bồi dưỡng; tạo môi trường thực tiễn sinh động phục vụ hoạt động nghiên cứu, tổng kết thực tiễn; lấy thực tiễn là bài sát hạch đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
          Thứ hai, quyết liệt đổi mới đồng bộ, toàn diện, thường xuyên, có hiệu quả các khâu, quy trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
          Chủ trì phối hợp tuyển sinh đúng đối tượng; đủ qui mô; rõ nguồn qui hoạch, chức danh lãnh đạo, quản lý. Kịp thời cập nhật kiến thức mới gắn liền với cải tiến, biên soạn giáo trình, tài liệu đảm bảo “tính hệ thống, khoa học, hiện đại, rõ hơn về lý luận, sát đối tượng, phù hợp với thực tiễn”. Kiên định mục tiêu, linh hoạt trong mô hình tổ chức, tiếp tục đổi mới sáng tạo trong phương pháp, cách thức day - học. Chuyển mạnh từ dạy - học thụ động sang dạy - học chủ động theo phương châm: dạy - học hiểu, vận dụng và xử trí với nguyên tắc 3 tăng “chủ động, trao đổi, xử trí tình huống”. Theo đó, phải khẳng định được vai trò: Định hướng, đồng hành, kích hoạt, thổi hồn, truyền cảm hứng của giảng viên trong dạy - học. Triển khai đồng bộ mô hình dạy - học: “3 trước, 3 sau, 3 sâu, 3 sáng tạo(*). Đặc biệt, quyết liệt tạo đột phá trong đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng trước, trong và sau quá trình dạy - học.Vừa đảm bảo dân chủ vừa coi trọng kỷ cương, chú trọng dạy-học thực chất, đánh giá thực chấtkhông vì bằng cấp, chứng chỉ, góp phần chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ ở các ngành, địa phương trong tnh và cán bộ nguồn lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.
          Thứ ba, chủ động phát huy mọi nguồn lực, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá loại hình, sản phẩm  nghiên cứu khoa học phục vụ đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương, cơ s
          Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác nhiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn phải đi trước để bao quát, định hướng; phải đi cùng để kết nối, điều chỉnh; phải đi sau để thúc đẩy sáng tạo. Theo đó, nghiên cứu khoa học trước để cung cấp luận cứ khoa học, xây dựng đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng khả thi, thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, cách thức, mô hình và điều kiện thực hiện. Đảm bảo yêu cầu về định hướng trong sinh hoạt khoa học làm cơ sở quan trọng đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy - học. Đồng thời, tập trung nghiên cứu cụ thể hóa các định hướng đổi mới thành cơ chế kích hoạt, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm khoa học. Đặc biệt kịp thời tổng kết thành mô hình, kinh nghiệm, hoàn thiện lý luận, thúc đẩy đổi mới và phát triển.
          Bám sát định hướng nghị quyết Đại hội XIII và nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 với phương châm “sâu địa bàn, sát lĩnh vực, phát hiện kịp thời, tư vấn giải pháp” các nhóm nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn chủ trì, gắn kết, huy động mọi nguồn lực, hướng mạnh về cơ sở. Chuyển mạnh từ coi trọng nghiên cứu lý thuyết sang coi trọng tổng kết thực tiễn; từ nghiên cứu tìm hiểu sang nghiên cứu phát hiện và tư vấn; từ nghiên cứu phổ quát sang nghiên cứu, tổng kết có sản phẩm cụ thể theo hướng rõ về mô hình, quy trình, cách thức, cơ chế vận hành trong lãnh đạo, quản lý. Thực hiện đng bộ, thống nhất mô hình nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn của cán bộ, giảng viên và học viên “nghiên cứu trước, bồi dưỡng sau, tư vấn sâu, kịp thời tổng kết”. Quan tâm hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả các sản phẩm khoa học để phát triển tư duy lý luận, phương pháp luận khoa học; kỹ năng lãnh đạo, quản lý, văn hóa công vụ…cho đội ngũ cán bộ ở địa phương, cơ sở.
          Thứ , xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ
           Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương châm: “Định hướng tốt, cơ chế tốt, môi trường tốt” trong xây dựng và phát triển đội ngũ. Theo đó, quan tâm đồng bộ, có hiệu quả các khâu qui trình trong công tác cán bộ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đạt và vượt chuẩn theo qui định đồng thời có đủ phẩm chất, năng lực của nhà giáo; nhà khoa học lý luận; nhà lãnh đạo, quản lý; nhà hoạt động chính trị - xã hội; chuyên gia tư vấn.
          Coi trọng xây dựng đội ngũ giảng viên nòng cốt có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu thực tiễn(17), có đủ năng lực hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các trung tâm chính trị cấp huyện; dẫn dắt đội ngũ giảng viên trẻ và đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới và kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho các chức danh lãnh đạo của ngành, địa phương. Chăm lo đào tạo đội ngũ giảng viên trẻ chuyên sâu về chuyên môn, thích ứng nhanh với thực tiễn, sâu sát cơ sở; kịp thời kế thừa và phát huy kinh nghiệm của giảng viên lớp trước, phấn đấu sớm trở thành chuyên gia trên các lĩnh vực. Đặc biệt ưu tiên phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý giàu có khát vọng cống hiến; dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, có tư tưởng đột phá vì sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, lấy hiệu quả phục vụ, thành công của học viên và sự phát triển bền vững của nhà trường, thịnh vượng của quê hương, đất nước làm mục tiêu phấn đấu.
          Phát huy có hiệu quả đội ngũ giảng viên thỉnh giảng. Tăng cường trao đổi, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong hệ thống đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
          Thứ năm, chủ động xây dựng môi trường giáo dục giàu tính Đảng
          Tiếp tục hoàn thiện thể chế, thiết chế, tổ chức, bộ máy tinh gọn theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; đề xuất nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, hiện đại đảm bảo đổi mới phương thức quản trị nhà trường theo hướng khoa học, hiện đại, chuyên nghiệp. Kiên trì mô hình phát triển 5 nhất 4 trụ cột 5 định hướng đổi mới. Trên nền tảng xây dựng và phát triển văn hóa trường Đảng các giá trị truyền thống, đồng thời là 5 giá trị chuẩn mực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh “Kiên định, kỷ cương, đoàn kết, nêu gương, sáng tạo” có giá trị định hướng, tạo động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua 5 tốt “nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt”. Trong đó, tạo đột phá về ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quản lý, điều hành, chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản lý phục vụ và kiến tạo. Xây dựng tác phong, hình ảnh của cán bộ, giảng viên và học viên trong học tập lý luận chính trị. Theo đó, với vai trò là chủ và làm chủ trong định hướng, quản lý, tổ chức dạy và học, mỗi cán bộ, giảng viên phải “nghiêm về giờ giấc; đẹp về trang phục; chuẩn về phát ngôn; đúng mực trong ứng xử; quyết liệt trong đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học” tạo động lực để phát huy vai trò là chủ, làm chủ của học viên trong học tập, rèn luyện, phát triển phẩm chất, năng lực theo nguyên tắc “3 không, 3 có**. Tiếp tục xây dựng và nhân diện mô hình “tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu” kịp thời biểu dương, khen thưởng gắn với nghi lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và đầu kỳ học. Đồng thời triển khai có hiệu quả 5 chương trình vì học viên, tạo sức lan tỏa đến các Trung tâm chính trị cấp huyện và cơ sở,xây dựng tác phong làm việc đúng pháp luật, khoa học, không chủ quan duy ý chí, không nóng vội, chú trọng hiệu quả thực tế, coi trọng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, sâu sát quần chúng, gắn bó mật thiết với nhân dân, góp phần “xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo, có tư tưởng đột phá, dám xả thân vì sự phát triển của tỉnh(18).
Chú thích:
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb CTQG-ST,H, tr. 109, 110.
3, 4, 5,6,7,8,9,10,11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, Nxb CTQG-ST,H, tr. 231,233,235,236.
12,14,16. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2020): Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tr.79.124,126.
15. Tỉnh ủy Thanh Hóa: Chương trình số 13-Ctr/TU ngày 16/4/2021 về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tạo chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ.
17. Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 23/3/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020.
13,18. Nghị quyết số 58- NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
* 3 trước, 3 sau, 3 sâu, 3 sáng tạo: 3 trước: định hướng trước, tìm hiểu trước, đặt câu hỏi trước; 3 sau: Hệ thống sau, gợi mở ôn tập sau; gắn kết với bài học sau; 3 sâu: Nghiên cứu sâu, liên hệ sâu, thảo luận sâu; 3 sáng tạo: dạy – học sáng tạo, vận dụng sáng tạo, sản phẩm sáng tạo.
**3 không, 3 có: 3 không: không vào muộn ra sớm, không cẩu thả, không làm việc riêng và sử dụng điện thoại trong giờ học; 3 có: có mục tiêu động cơ học tập tích cực, có tác phong, hình ảnh đẹp; có phương pháp làm việc khoa học.
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1459
Hôm qua:
2230
Tuần này:
6317
Tháng này:
52691
Tất cả:
4.417.571