Nữ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa tích cực học tập, lao động sáng tạo, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Đăng lúc: 08:53:57 08/03/2017 (GMT+7)1523 lượt xem
ThS. Đinh Thị Bình
Khoa Lý luận Mác – Lênin, TT Hồ Chí Minh
Khoa Lý luận Mác – Lênin, TT Hồ Chí Minh
Trường Chính trị Thanh Hóa đã trải qua 68 năm xây dựng và trưởng thành. 68 năm hoạt động, Nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng. Phần thưởng cao quý nhất mà Đảng và Nhà nước ghi nhận thành tích của Nhà trường trong dịp Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường là Huân Chương độc lập hạng 3 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là kết quả của sự nỗ lực, phấn đấu của nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên Nhà trường, trong đó vai trò của nữ giảng viên cũng được đánh giá rất cao.
Trong sự phát triển toàn diện, Trường Chính trị Thanh Hóa đặc biệt coi trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ. Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể nữ giảng viên trong việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến nay, trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên nữ ngày càng được nâng cao, trong tổng số 54 nữ cán bộ, giảng viên có 03 giảng viên nữ đang nghiên cứu sinh; có 29 giảng viên nữ có trình độ thạc sĩ; có 03 giảng viên nữ đang học chương trình Cao học. Bên cạnh đótỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ngày càng tăng, 01 chị giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng; 04 chị giữ chức vụ Trưởng các khoa, phòng; 12 chị giữ chức vụ phó trưởng các khoa, phòng. Dù ở cương vị nào, nữ giảng viên Trường Chính trị cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, tạo nên những thành tích chung của Nhà trường. Trong cương vị công tác của mình, các chị đã có những ý kiến tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường, góp phần vào việc xây dựng Trường Chính trị Thanh Hóa ngày càng vững mạnh, trở thành một trong những trường dẫn đầu cả nước về chất lượng.
Bên cạnh việc tích cực học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, nữ giảng viên còn chú trọng bồi dưỡng thêm kiến thức tin học, Anh văn,kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử. ... đây là những nghiệp vụ, kỹ năng không thể thiếu được trong thời kỳ hội nhập. Điều đó khẳng định sự trưởng thành về số lượng, chất lượng của cán bộ nữ Nhà trường.
Trong công tác giảng dạy, tất cả nữ giảng viên Nhà trường luôn chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, hiệu quả phù hợp với từng đối tượng học viên. Ở tất cả các loại hình lớp, hệ đào tạo, các nữ giảng viên đã sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy; áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực với mục đích lấy “người học làm trung tâm”, phát huy khả năng sáng tạo của học viên, vận dụng lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn ở địa phương, ngành, lĩnh vực công tác. Do vậy, giờ giảng của nhiều chị em đã thực sự thu hút sự chú ý của học viên và được đồng nghiệp cũng như học viên đánh giá rất cao.
Để nâng cao được chất lượng giờ giảng, hàng năm, trong hoạt động thi giảng viên giỏi, nữ giáo viên Nhà trường luôn tích cực tham gia và luôn đạt kết quả cao. Trong đợt thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc và giảng viên dạy giỏi cấp Học viện do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, nhà trường đã cử 08 chị tham gia dự cuộc thi và cả 08 chị đã đạt kết quả xuất sắc, góp phần vào thành tích chung của Nhà trường, đưa vị thế Trường Chính trị Thanh Hóa lên những tốp đầu trong hệ thống các Trường Chính trị tỉnh, thành phố.
Trong công tác nghiên cứu khoa học, nữ giảng viên Nhà trường đã tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, nghiên cứu thức tế, tổng kết thực tiễn; chủ động viết bài cho các Hội thảo, cho Nội san, cho Website của Nhà trường. Không chỉ vậy, nhiều chị em còn chủ động viết bài đăng ở các Tạp chí, báo Trung ương với tinh thần trách nhiệm cao. Các đề tài nghiên cứu đã đi sâu vào những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong đời sống xã hội ở địa phương, đề xuất các giải pháp có tính khả thi. Quá trình nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho chị em mở rộng kiến thức thực tiễn, có những tư liệu cụ thể để minh họa vào bài giảng một cách phong phú và sinh động hơn.
Không chỉ năng động, giỏi giang trong công tác chuyên môn, nữ giảng viên Trường Chính trị Thanh Hóa còn khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Nếu như trong công tác giảng dạy, họ là lực lượng nòng cốt triển khai thành công các nhiệm vụ chính trị, gương mẫu đi đầu trong các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua của ngành giáo dục, thì trong gia đình, họ lại là những người mẹ tận tụy, trách nhiệm chăm sóc gia đình, nuôi dạy các con chăm ngoan, học giỏi. Bởi vì từ ngàn xưa, sự phát triển và trưởng thành của con cái cả về thể chất lẫn nhân cách hầu như ảnh hưởng của người mẹ “Cha sinh không tày mẹ dưỡng”, hay “Đức hiền tại mẹ”. Do đó, một người phụ nữ không thể được coi là thành đạt nếu thiếu vắng một gia đình hạnh phúc. Cho dù ở ngoài xã hội, chị em có giữ cương vị công tác nào đi chăng nữa, nhưng khi trở về với mái ấm gia đình, chị em lại tất bật với cuộc sống đời thường, vẫn làm tròn thiên chức của người vợ và người mẹ để xây dựng gia đình “hoà thuận, ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ”. Như trên đã trình bày, do đặc thù công việc, các chị em giảng viên thường xuyên phải đi giảng dạy xa nhà. Vì vậy, trước mỗi chuyến công tác, có những chị phải tất bật chuẩn bị thức ăn, các vật dụng cần thiết cho gia đình, có chị còn phải chuẩn bị sẵn từng suất thức ăn cho mỗi bữa ăn của gia đình và để sẵn trong tủ lạnh. Qua đó có thể thấy được sự chăm sóc đầy yêu thương, tận tụy, trách nhiệm của chị em để vun đắp cho tổ ấm hạnh phúc gia đình mình. Điều này thật đáng quí biết bao!
Để ghi nhận những cống hiến, những thành tích ấy, trong những năm qua, nữ giảng viên Trường Chính trị Thanh Hóa đã đón nhận nhiều danh hiệu cao quý mà các cấp, ban ngành đã trao tặng như: 02 chị là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; 02 chị được nhận Bằng khen Chính phủ; 20 chị được nhận Bằng khen của UBND tỉnh; 30 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở... Đây chính là những động lực để chị em giảng viên có thêm động lực để tiếp tích cực học tập, lao động sáng tạo, say mê cống hiến cho sự phát triển chung của Nhà trường.
Các tin khác
- Mô hình “5 được, 5 sản phẩm, 5 quán xuyến, 5 thông qua, 5 vai trò” trong công tác chủ nhiệm lớp
- Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
- Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
- Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
- Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
- Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
- Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
- Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
- Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
571
Hôm qua:
1497
Tuần này:
6690
Tháng này:
14611
Tất cả:
5.107.120