Trao đổi về việc sử dụng “ngôn ngữ cơ thể” nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp thuyết trình trong giảng dạy lý luận chính trị
Đăng lúc: 13:12:48 30/11/2015 (GMT+7)1661 lượt xem
Th.s Trịnh Thị Phượng
Giảng viên khoa Lý luận Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong giảng dạy của giảng viên, hình thức phi ngôn ngữ - ngôn ngữ cơ thể có tài liệu gọi là kênh tiếp xúc cơ học, yếu tố hành vi (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười...) đóng vai trò quan trọng, quyết định lớn sự thành công của bài thuyết trình. Có một nội dung hay là chưa đủ để thuyết trình cuốn hút, thành công, mà ngôn ngữ cơ thể mới làm nên điều đó.
Để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ các khâu từ nội dung, chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, phương pháp…, trong đó phương pháp giảng dạy là vấn đề rất quan trọng. Vì đây là một trong những cách thức để góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học viên. Muốn vây, đòi hỏi người giảng viên phải biết vận dụng các phương pháp phù hợp với từng nội dung bải giảng và đối tượng người học khác nhau. Thực tế cho thấy, trong giảng dạy bất cứ một phương pháp nào cũng có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, vì vậy trong bài viết này, tác giả đưa ra một số ý kiến trao đổi về việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp thuyết trình trong giảng dạy lý luận chính trị.
Thuyết trình là phương pháp giảng dạy phổ biến trong dạy học nói chung, giảng dạy lý luận chính trị nói riêng. Nghĩa là trong giảng dạy giảng viên chủ yếu sử dụng lời nói để truyền đạt nội dung bài giảng đến người học. Hiện nay, có rất nhiều ý kiến cho rằng phương pháp thuyết trình không phù hợp vì không phát huy tính tích cực, chủ động trong nghiên cứu, học tập của học viên, phương pháp này chỉ mang nặng tính chất thông báo nội dung bài giảng đến người học, hay truyền đạt một chiều. Ngược lại, khi giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình người học chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động từ phía giảng viên, ít có cơ hội thể hiện, trao đổi, ý tưởng của mình về nội dung bài giảng.
Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình không đồng nhất với độc thoại vì sử dụng phương pháp thuyết trình một cách hợp lý có nghĩa là kết hợp nhuần nhuyễn của các yếu tố: ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể, trong đó ngôn ngữ cơ thể chiếm vị trí hết sức quan trọng trong việc tạo sự lôi cuốn đối với người học. Thực tế cho thấy trong giảng bằng phương pháp thuyết trìnhnếu ngôn từ quá khô khan, cứng nhắc, hay dùng ngôn từ mang tính bác học, trừu tượng, thì tác động của phương pháp này đến học viên sẽ hạn chế. Vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ gắn với ngôn ngữ cơ thể như tư thế vận động và cử chỉ, nét mặt, nụ cười… sẽ tác động đến trạng thái tâm lý, gây được sự thu hút, lôi cuốn người học. Chẳng hạn: nét mặt, nụ cười, ánh mắt càng biểu thị cảm xúc, niềm vui, nổi buồn; sự kiên quyết hay nhân nhượng, sự khẳng định hay nghi vấn….nếu phù hợp với nội dung của bài giảng, sẽ tạo được không khí thoải mái, không nhàm chán, không gây căng thẳng cho người học theo đó góp phần nâng cao chất lượng bài giảng. Tuy nhiên, để hình thành những yếu tố đó đòi hỏi giảng viên phải có sự tập luyện công phu và nghiêm túc.
Trong quá trình sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng viên cần quan sát thái độ, hành vi của học viên để tự điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể nhằm tái lập sự chú ý của học viên. Nghĩa là, giảng viên nên rời bục giảng, tiến gần đến phía học viên hoặc đi vào giữa lớp để tiếp tục trao đổi, đan xen thay đổi trạng thái từ độc thoại sang đối thoại…
Để bài giảng có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy, ngoài phương pháp thuyết trình giảng viên nên kết hợp thêm các phương pháp trong khi giảng. Việc kết hợp thêm các phương pháp như thế nào ngoài việc xuất phát từ nội dung từng phần, từng mục, xuất phát từ đối tượng người học mà lựa chọn phương pháp nào là chủ đạo và kết hợp các phương pháp như thế nào cho phù hợp, linh hoạt. Đồng thời, giảng viên nên sử dụng các phương tiện trong giảng dạy. Việc lựa chọn, sử dụng các phương tiện hiện đại, như: máy chiếu, bằng ghi hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính... để bài giảng thêm sinh động, hiệu quả, phát huy tính tích cực học tập của người học.
Trong dạy học nói chung và giảng dạy lý luận chính trị nói riêng, không có một phương pháp nào là tối ưu mà giảng viên phải biết kết hợp các loại phương pháp khác nhau làm cho bài giảng thêm sôi động và tạo hứng thú cho người học. Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình đang là phương pháp chủ yếu được đa số giảng viên giảng dạy lý luận chính trị sử dụng. Song, để nâng cao hiệu quả của phương pháp thuyết trình theo chúng tôi giảng viên cần gắn kết chặt chẽ giữa hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ - ngôn ngữ cơ thể góp phần nâng cao hiệu quả của phương pháp thuyết trình trong giảng dạy lý luận chính trị.
Các tin khác
- Mô hình “5 được, 5 sản phẩm, 5 quán xuyến, 5 thông qua, 5 vai trò” trong công tác chủ nhiệm lớp
- Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
- Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
- Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
- Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
- Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
- Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
- Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
- Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
996
Hôm qua:
1497
Tuần này:
7115
Tháng này:
15036
Tất cả:
5.107.545