THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC                                                                                           MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN ẤT TỴ NĂM 2025!
             
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/2/1930 - 03/2/2025)!

Tư tưởng của V.I.Lênin về cải cách bộ máy Nhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” và vận dụng xây dựng tổ chức bộ máy ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá hiện nay

Đăng lúc: 09:09:37 22/04/2022 (GMT+7)626 lượt xem

 ThS. Phạm Bá Thịnh – GV Khoa Lý luận cơ sở
 
Được viết vào đầu tháng 3/1923, “Thà ít mà tốt” là một trong những tác phẩm cuối đời của V.I.Lênin phản ánh thực tiễn xây dựng bộ máy nhà nước Nga trong điều kiện bị chủ nghĩa đế quốc bao vây, cấm vận, tìm cách tiêu diệt; đồng thời là sự phát triển sáng tạo những tư tưởng lý luận của C.Mác và Ph.Ăghghen trong xây dựng Đảng, bộ máy nhà nước. Sự ra đời của tác phẩm đánh dấu một bước tiến mới trong nhận thức về bộ máy nhà nước, về yêu cầu phải cải cách nó để phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước Nga nói riêng, phát triển cách mạng XHCN thế giới nói chung.
Nội dung tác phẩm thể hiện rõquan điểm của V.I.Lênin về đánh giá nhà nước sau 5 năm Cách mạng Tháng Mười Nga thành công; vềmục đích của việc cải tiến bộ máy nhà nước; về yêu cầu và điều kiện cải tiến bộ máy Xô viết; phương châm và những phương pháp chủ yếu để củng cố bộ máy nhà nước.
Từ thực trạng yếu kém của một máy nhà nước cùng yêu cầu cải tiến bộ máy nhà nước theo hướng thật sự mới, có hiệu lực, có uy tín, xứng đáng với danh hiệu Nhà nước Xô viết XHCN của đại đa số nhân dân lao động, V.I.Lênin đã khẳng định phương châm cải cách nhà nước Xôviết là “Thà ít mà tốt” và đây cũng chính là tiêu đề mà Người đặt cho tác phẩm của mình. Một là, coi trọng chất lượng, “đặc biệt là keo cú về mặt số lượng”1; hai là, tiến hành có trọng điểm, đặc biệt là cải cách ở những bộ phận them chốt có ý nghĩa quyết định, không làm tràn lan chạy theo số lượng; ba là, phải hết sức thận trọng không nên vội vàng, hấp tấp. Do đó, phải lấy chất lượng và hiệu quả của chính quá trình cải cách bộ máy nhà nước làm tiêu chuẩn đánh giá kết quả. Về những điều kiện: một là, “những công nhân hăng hái đấu tranh cho CNXH”2. Có thể coi đây là yếu tố tình cảm, ý chí và bản lĩnh cách mạng; hai là, “những yếu tốt kiến thức, học thức, giáo dục…”3. Đây chính là yếu tố nhận thức cách mạng (tri thức cách mạng) đảm bảo cho hoạt động của cán bộ, công nhân…mang tính tự giác - nhân tố không thể thiếu trong quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Trong hai điều kiện này, theo V.I.Lênin, nước Nga rất thiếu yếu tố tri thức (kiến thức, học thức, giáo dục). Vì vậy, muốn đổi mới bộ máy nhà nước Xôviết, toàn Đảng, Nhà nước và mỗi người phải đặt cho mình nhiệm vụ: “học tập”. V.I.Lênin viết: “một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi”4. Phải làm cho học thức ấy không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt; mà phải làm sao cho học thức đó ăn sâu vào trí não, trở thành một bộ phận khăng khít trong cuộc sống của chúng ta. Về phương pháp tiến hành: V.I.Lênin chỉ ra điểm bắt đầu của cải cách bộ máy nhà nước: tập trung cho cơ quan thanh tra những cán bộ tốt nhất, có năng lực để kiện toàn bộ máy nhà nước hiện đại, từ đó đánh giá đúng tình hình về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức. Chỉ trên cơ sở đánh giá đúng tình hình cán bộ, bộ máy nhà nước mới có thể đưa ra chủ trương và thực hiện tinh giản biên chế, đồng thời sắp xếp bộ máy tổ chức một cách hợp lý.
Có thể khẳng định, tư tưởng của V.I.Lênin về cải cách bộ máy nhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” đã có tác dụng to lớn đối với việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước Nga Xô viết trong những năm đầu của cuộc cách mạng XHCN. Đó cũng chính là bài học quý, có ý nghĩa to lớn đối với Đảng ta trong công tác xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ở nước ta nói chung, Thanh Hoá và Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Những năm qua, trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; tinh giản tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện Quy định số 09 – QĐi/TW, ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhà Trường đã kịp thời tổ chức sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn từ 4 khoa chuyên môn và 3 phòng chức năng xuống còn 3 khoa chuyên môn và 2 phòng chức năng; biên chế từ 110 cán bộ, viên chức giảm còn 83 biên chế. Công tác củng cố, tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đạt và vượt chuẩn về trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ không ngừng được quan tâm. Đến nay, nhà Trường có 6 tiến sĩ, 01 đồng chí đang nghiên cứu sinh, 100% cán bộ, giảng viên có trình trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Việc rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định theo chức năng, nhiệm vụ của Trường, cũng như công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ, viên chức trong nhà Trường tương đối hoàn thiện, toàn diện; công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý, bổ sung hồ sơ, lý lịch cán bộ, đảng viên được thực hiện theo quy định; chính sách cán bộ được thực hiện kịp thời; công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, phát triển đảng viên và nâng cao chất lượng đảng viên được Đảng uỷ cấp trên và Đảng bộ nhà Trường tập trung chỉ đạo thực hiện; công tác đánh giá, xếp loại đảng viên được thực hiện nghiêm túc, khách quan, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm cơ sở để đánh giá, xếp loại đảng viên. Đến năm 2021, Đảng bộ có 82/83 đảng viên (đạt 98,8%) và 5 chi bộ (đạt 100%) hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có18 đảng viên và 01 chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng thẳng thắn, khách quan nhìn nhận, đánh giá trong xây dựng tổ chức bộ máy ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá hiện nay cũng còn những hạn chế, tồn tại như: việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định nội bộ có lúc còn chậm, chưa ban kịp thời ban hành quy chế, quy định về luân chuyển, điều động cán bộ, viên chức trong nội bộ Trường; chất lượng trong tổ chức thực hiện, trong kiểm tra đánh giá một số khâu, một số việc, một số thời điểm còn hạn chế; số ít cán bộ, viên chức chưa thực sự nghiêm túc, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường; chất lượng tham mưu, phục vụ ở một số bộ phận chưa ngang tầm nhiệm vụ…
Để tiếp tục xây dựng, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trường có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của Trường Chính trị đạt chuẩn theo Quy định số 11 – QĐ/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn, cũng như việc cụ thể hoá Kết luận số 729-KL/TU, ngày 14/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án “Xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Nhà trường cần tập trung làm tốt nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới toàn diện, thực chất công tác lãnh đạo, quản lý của Trường Chính trị tỉnh; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng uỷ đối với công tác tổ chức xây dựng, tổ chức bộ máy. Theo đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định nội bộ về nhà trường nói chung và xây dựng, tổ chức bộ máy nói riêng, đảm bảo tính khách quan, toàn diện với quy định chung và sát, trúng, đúng, phù hợp với thực tiễn nhà trường; tiếp tục sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới phương thức quản trị nhà trường, bảo đảm dân chủ, khoa học, hiện đại, chuyên nghiệp. Đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chi bộ trong giáo dục, quản lý, rèn luyện, kiểm tra, giám sát đảng viên. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong hoạt động và sinh hoạt của cấp uỷ, chi bộ Nhà trường và quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên theo quy định. Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, coi trọng công tác thẩm tra, xác minh, kết luận về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, đảng viên, giảng viên.
Thứ hai,tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện nghiêm túc đề án vị trí việc làm đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phê duyệt; khẩn trương cụ thể hoá các quy chế, quy định của Ban Thường vụ tỉnh uỷ phê duyệt về công tác cán bộ để bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chế nội bộ về công tác cán bộ của Nhà trường. Tập trung rà soát, đánh giá toàn diện chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường; xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; ưu tiên bố trí nguồn nhân lực; xây dựng Kế hoạch chon cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các viện nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chú trọng công tác rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên gắn với thực tiễn; tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa Trường Chính trị tỉnh với các sở, ban, ngành, địa phương, tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, giảng viên theo Quy định số 11 – QĐ/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn.
Chú trọng đổi mới công tác đánh giá, phân loại cán bộ, giảng viên theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định; dựa trên thái độ, trách nhiệm, hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công. Huy động mọi nguồn lực, tiếp tục thực hiện tốt cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ, giảng viên đổi mới sáng tạo vì sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước.
Thứ ba,nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, khơi dậy khát vọng cống hiến, đổi mới sáng tạo vì sự phát triển Nhà trường và tương lai tươi sáng của mỗi cán bộ, giảng viên. Tiếp tục đặt cho mình nhiệm vụ: “học tập”, “một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi”. Gắn những việc làm cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ, rèn luyện năng lực, phẩm chất, lý tưởng, chuẩn mực cán bộ, giang viên với phát triển hệ giá trị chuẩn mực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nêu cao tính tổ chức, kỷ luật trong việc hoàn thiện thể chế, thiết chế xây dựng và phát triển môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng.
Tóm lại, từ thực tiễn xây dựng, tổ chức bộ máy ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoáđã góp phần chứng minh tính chất khoa học trong các quan điểm của V.I.Lênin về đánh giá đúng bộ máy Nhà nước, tiến hành một cách có nguyên tắc, có hình thức, bước đi phù hợp với thực tế lịch sử; đồng thời khẳng định tính sáng tạo của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá trong quá trình xây dựng, tổ chức bộ máy ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần sớm hiện thực hóa mục tiêu “Xây dựng Trường Chính trị tỉnh trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước, đạt chuẩn mức 1 trước năm 2025, đạt chuẩn mức 2 vào năm 2030”./.
-------------------------------------------
Trích nguồn và tài liệu tham khảo:
- [1], [2], [3], [4], V.I.Lênin. Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến - Matxcơva, 1978, Sđd, tr.443 - 445, 444, 446.
- Quy định số 11 – QĐ/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn.
- Kết luận số 729-KL/TU, ngày 14/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án “Xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
49
Hôm qua:
2301
Tuần này:
4671
Tháng này:
12592
Tất cả:
5.105.101