NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

“Tuyên ngôn độc lập” - giá trị vĩ đại trường tồn cùng đất nước và dân tộc!

Đăng lúc: 15:34:39 05/09/2023 (GMT+7)290 lượt xem

 Mùa thu đã về, mỗi người dân Việt Nam lại hân hoan chào đón ngày Quốc khánh 2-9, ngày Tết độc lập của dân tộc.Trên khắp những nẻo đường trải dài ánh nắng vàng của mùa thu, những con đường cờ hoa rực rỡ chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 như nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam về giá trị của hòa bình về lịch sử hào hùng của dân tộc. Niềm cảm xúc tự hào xen lẫn với không khí sôi nổi của mùa thu cách mạng năm xưa vẫn như vang vọng trong mỗi trái tim con người.
 1.jpg
Ảnh: Internet
 
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), mở ra kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ đây, nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được khẳng định như một chân lý thiêng liêng, bất khả xâm phạm không chỉ ở “sách trời”, không chỉ trên bản đồ thế giới, mà còn ở Liên Hiệp quốc, ở công lý và hệ thống pháp luật quốc tế, và đặc biệt là ở hành động dựng nước, giữ nước, xây dựng đất nước của hàng triệu triệu người dân Việt Nam.
“Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện lịch sử có giá trị tư tưởng và ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc. Đây là sự phát triển đến đỉnh cao của tư tưởng độc lập, tự do đã được thể hiện trong bản “yêu sách” gửi Hội nghị Versailles, trong Đường kách mệnh, trong Chánh cương vắn tắt, trong Luận cương chính trị, trong các văn kiện khác của Đảng cũng như của Mặt trận Việt Minh.
Đây là Tuyên ngôn về thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 8/1945, một sự kiện nổi bật có vị trí trung tâm trong các sự kiện lịch sử của Việt Nam trong thế kỷ 20; bắt nguồn từ thảm họa của một dân tộc bị mất nước; chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp và phát-xít Nhật trong 87 năm; đánh đổ chế độ phong kiến mấy nghìn năm; mở ra thời đại mới, nước độc lập dân làm chủ.
Đây là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, “Tuyên ngôn độc lập” còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.
Bản “Tuyên ngôn Độc lập” là sự kế thừa và phát triển những bản tuyên ngôn trong lịch sử dân tộc là Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo. Là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng thiết tha nhất của nhân dân Việt Nam, là biểu hiện hùng hồn khí phách, bản lĩnh kiên cường, ý chí bất khuất của dân tộc ta. Nếu bốn câu thơ trong Nam quốc sơn hà và bản Bình Ngô đại cáo được suy ra để cho rằng nó có ý nghĩa là những bản Tuyên ngôn Ðộc lập, thì bản Tuyên ngôn Ðộc lập ngày 2/9/1945 thật sự là một bản Tuyên ngôn Ðộc lập do Bác Hồ soạn thảo. Ðây là bản “Tuyên ngôn Ðộc lập” có nội dung, bản chất rất mới; đánh dấu cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi mang tính nhân dân rất sâu sắc, thật sự là “đem sức ta tự giải phóng cho ta”. Giành độc lập là để dân làm chủ. Việc Chính phủ lâm thời ra đời với bản Tuyên ngôn Ðộc lập ngày 2/9/1945, làm cho các lực lượng quân đồng minh đổ bộ vào Việt Nam sau đó phải tiếp xúc với chính quyền cách mạng, không còn cách nào khác.
“Tuyên ngôn Ðộc lập” đã kết thúc với một quyết tâm sắt đá: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đây chính là lời hiệu triệu của non sông đất nước với tinh thần vì đại nghĩa, không chỉ khẳng định và gắn quyền con người với quyền dân tộc, mà còn khẳng định sức mạnh vô địch của đại đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại; đồng thời, khẳng định lý tưởng, tạo dựng niềm tin cách mạng với lời thề độc lập.
Bản “Tuyên ngôn Ðộc lập” do Bác Hồ soạn thảo thể hiện sự hiểu biết ở trình độ cao, với tầm nhìn bao quát về thời đại cùng những dự báo đúng đắn sâu sắc. Tuyên ngôn cũng thể hiện một lập trường kiên định về độc lập tự do của dân tộc, vừa có tính chiến đấu cách mạng rất mạnh mẽ với lập luận khôn khéo, vững chắc, bằng lời văn súc tích rõ ràng.
 2.jpg
nh: Sưu tầm trên Internet
 
78 năm trôi qua, bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh như bản Anh hùng ca bất hủ, sống mãi trong trái tim của những người con đất Việt. Những tư tưởng, quan điểm của Người trong bản Tuyên ngôn Độc lập về quyền dân tộc và quyền con người, về khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên quyết để giữ vững nền độc lập tự dođến nay, vẫn vẹn nguyên giá trị.
Phát huy giá trị ấy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ lập nên những kỳ tích trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước, viết tiếp những trang sử vàng thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ, huy hoàng.
Tự hào về Mùa Thu Cách mạng, về truyền thống lịch sử hào hùng, những người dân Việt Nam đời đời biết ơn công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam và những cống hiến, sự hy sinh xương máu của hàng triệu Anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của dân tộc.
Nhân dân ta nguyện kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng và phát huy những giá trị lịch sử trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước giai đoạn hiện nay. Đó chính là bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và những lợi ích của quốc gia, dân tộc, phát triển toàn diện và bền vững đất nước; không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn phát triển mới, xứng đáng với sự tin tưởng và kỳ vọng của nhân dân, luôn củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm nền tảng của sức mạnh đất nước.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong 5 năm 2021-2025, nêu cao tinh thần cách mạng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân không ngừng nỗ lực, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, khắc phục những bất cập, hạn chế, ra sức thực hiện các nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra.
Mỗi cán bộ, đảng viên tích cực tự rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, bảo đảm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Mỗi người dân luôn thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương trong cuộc sống và công tác nhằm góp phần xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện, thúc đẩy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị không ngừng thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, tác phong làm việc của cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.
Mùa thu đã về, mỗi người dân Việt Nam lại hân hoan chào đón ngày Quốc khánh 2-9, ngày Tết độc lập của dân tộc.Trên khắp những nẻo đường trải dài ánh nắng vàng của mùa thu, những con đường cờ hoa rực rỡ chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 như nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam về giá trị của hòa bình về lịch sử hào hùng của dân tộc. Niềm cảm xúc tự hào xen lẫn với không khí sôi nổi của mùa thu cách mạng năm xưa vẫn như vang vọng trong mỗi trái tim con người.
ThS.  Nguyễn Thị Duyên
Giảng viên khoaLý luận cơ sở
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1138
Hôm qua:
1625
Tuần này:
12735
Tháng này:
8007
Tất cả:
4.439.295