THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC                                                                                           MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN ẤT TỴ NĂM 2025!
             
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/2/1930 - 03/2/2025)!

Vận dụng nội dung “Đổi mới hoạt động của Hội đồng nhân dân” được nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX vào giảng dạy bài “Tổ chức chính quyền địa phương”

Đăng lúc: 16:30:28 06/12/2021 (GMT+7)772 lượt xem

 ThS. Nguyễn Thị Quy
GVC Khoa Nhà nước và pháp luật
 
Vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh Thanh Hoá vào giảng dạy, học tập từng môn học, phần học tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa vừa là yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;đồng thời cũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng của mỗi giảng viên. Thời gian qua, Nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động học tập, nghiên cứu, quán triệt và đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh vào giảng dạy và đạt kết quả bước đầu. Trên thực tế,nhiềugiảng viênNhà trường đã chủ động nghiên cứu những nội dung cốt lõi, nội dung mới trong Nghị quyết để vận dụng vào từng tiết giảng, từng phần học, môn học nhằm giúp người học hiểu sâu sắc hơn chủ trương, đường lối của Đảng mà Nghị quyết đã nêu rõ, để từ đó xử trí công việc thực tiễn mà mình đang đảm nhận có hiệu quả hơn.
          Là giảng viên trực tiếp giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật, tôi nhận thấy rất cần thiết phải vận dụng những điểm mới của Văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIX vào giảng dạy môn học này. Đặc biệt, ở bài “Tổ chức chính quyền địa phương” có nhiều quy định mới quan trọng nên khi giảng dạy, trao đổi; do đó, giảng viên cần phải chú ý, tập trung nhấn mạnh những nội dung sau:
          Một là, cần hiểu Hội đồng nhân dân là gì? Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào? Đặc biệt cần làm rõ Điều 113 Hiến pháp 2013 quy định về Hội đồng nhân dân như:
          1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
          2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. (1)
          Trên cơ sở Hiến pháp quy định về Hội đồng nhân dân, giảng viên phân tích để người học thấy đượcĐại hội lần thứ XIX tỉnh Đảng bộ đã chỉ ranhững kết quả đạt được của Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân các cấpnhư: “Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, thể hiện rõ vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đã có nhiều đổi mới trong cách thức tổ chức các kỳ họp, các hội nghị tiếp xúc cử tri và hoạt động giám sát, góp phần làm rõ thêm những mặt tích cực, các hạn chế, yếu kém, bất cập trong công tác quản lý, điều hành trên các lĩnh vực để có biện pháp giải quyết, khắc phục. Tăng cường giám sát, đôn đốc thực hiện các nghị quyết của. Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân các cấp, giải quyết các kiến nghị của cử tri. Chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có chuyển biến tích cực”. (2)
                   Hai là, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong thời gian tới, giảng viên cần đưa ra, nhấn mạnhnhững giải pháp sau:
          - Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND, đặc biệt, là việc quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ có năng lực bảo đảm các chức danh trong HĐND tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
          - Tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách có năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu đặt ra để trở thành người đại biểu dân cử hết lòng cống hiến, phục vụ nhân dân.
          - Đổi mới cơ chế bầu cử một cách khách quan, công khai, chính xác; bảo đảm cho dân được đề cử, ứng cử, lựa chọn các đại biểu Hội đồng nhân dân thực sự có đủ đức, đủ tài, xứng đáng là người đại diện cho nhân dân.
          - Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân. Cần chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động của đại biểu tại kỳ họp, sau kỳ họp, đặc biệt là hoạt động chất vấn của người đại biểu Hội đồng nhân dân. Quan trọng nhất là việc ban hành ra Ngị quyết của Hội đồng nhân dân; nên tính khả thi của các nghị quyết được đặt lên hàng đầu. Từ đó cần nâng cao chất lượng các kỳ họp, mở rộng thành phần, đối tượng khách mời dự các kỳ họp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân.
          - Ngoài ra cần có quy định cụ thể để Hội đồng nhân dân quyết định có hiệu quả những mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương theo nguyên tắc phân cấp
Qua phân tích như trên cho thấy, theo tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX,giảng viên có thể nghiên cứu để vận dụng vào giảng dạy từng phần, từng nội dung trong bài“Tổ chức chính quyền địa phương. Để việc nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh vào giảng dạy các bài học, môn học trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa thì cần thực hiện tốt một số kiến nghị sau:
Một là, đốivới Ban Giám hiệu: Tiếp tục tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo việc vận dụng Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX vào thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với nhiệm vụ chuyên môn của các khoa, phòng; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tính thời sự trong việc cập nhật những tinh thần mới của Văn kiện vào bài giảng, giúp từng giảng viên hoàn thiện hơn bài giảng của mình.
Hai là, đối với giảng viên: Thường xuyên cập nhật, chủ động, tích cực bổ sung nội dung Văn kiện Đại hội vào soạn, giảng các bài học trong chương trình khung, từ đó kết hợp các phương pháp giảng dạy tích cực một cách linh hoạt, phù hợp. Đây vừa là nhiệm vụ thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Nhà trường; đồng thời góp phần quan trọng vào việc đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội.
Ba là, đối với học viên: Tích cực học tập, nghiên cứu nội dung Văn kiện để trên cơ sở phông kiến thức, sự hiểu biết của bản thân có thể hiểu và nắm được đầy đủ nội dung bài học, gắn lý luận với thực tiễn.
          Có thể nói, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh là một Văn kiện chính trị quan trọngcủa Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Nghị quyết là sự tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được của tỉnh trong những năm qua; là định hướng và nhiệm vụ đặt ra trước mắt để toàn đảng, toàn dân Thanh Hoá quyết tâm phấn đấukhông ngừng đưa tỉnh Thanh Hóa vững bước tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm hiện thực hóa “khát vọng thịnh vượng”, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. Hoà chung với sự quyết tâm không ngừng của toàn thể Đảng bộ tỉnh, mỗi giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá cần chủ động, tích cực đưa những quan điểm chỉ đạo, nội dung cốt lõi của Đại hội đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX vào các bài giảng. Đó là nhiệm vụ thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của nhà trường; đồng thời góp phần quan trọng trong việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh/.
Tài liệu tham khảo
(1) Hiến pháp 2013, Hà Nội, 2020
(2) Văn Kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, 2020
Số lượt truy cập
Hôm nay:
242
Hôm qua:
2301
Tuần này:
4864
Tháng này:
12785
Tất cả:
5.105.294