THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC

Vận dụng ý chí tự lực, tự cường theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Đăng lúc: 15:46:47 31/05/2023 (GMT+7)606 lượt xem

 Nguồn bài viết: Baothanhhoa.vn
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người “là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại” (1). Trong suốt cuộc đời hoạt động, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự vươn lên và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Nhờ đường lối đúng đắn đó, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi vĩ đại.
Thứ 4, 17/05/2023 | 19:02 GMT+7
a.png
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá.
Qua nghiên cứu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với chủ đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường thể hiện rõ trên 5 nội dung sau:
Một là, không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài;
Hai là, phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng;
Ba là, sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng;
Bốn là, chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân;
Năm là, quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc.
Từ việc nắm rõ các nội dung học tập nêu trên, đội ngũ giảng viên Khoa Nhà nước và pháp luật Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã hình thành, hoàn thiện ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do khoa đảm nhận. Thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, giảng viên nhận thức rõ nhiệm vụ chuyên môn của Khoa Nhà nước và pháp luật chỉ có thể hoàn thành, hoàn thành tốt khi mỗi giảng viên gắn trách nhiệm của cá nhân trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của khoa trên cơ sở kế hoạch hoạt động chuyên môn được xây dựng từ đầu năm.
Thứ hai, giảng viên đã tiếp thu, nắm rõ nội dung chương trình đào tạo theo Quyết định số 292-QĐ/HVCTQG, ngày 21/01/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về ban hành chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở (hệ trung cấp lý luận chính trị) thay chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính trước đây.2
Khi chương trình đào tạo mới ban hành, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã triển khai công tác tập huấn chuyên môn, phương pháp giảng dạy theo chương trình mới, giảng viên Khoa Nhà nước và pháp luật đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chương trình tập huấn để cập nhật, bổ sung kiến thức chuẩn bị cho công tác giảng dạy theo chương trình mới. Lãnh đạo Khoa đã chủ động triển khai đến giảng viên nghiên cứu nội dung do Khoa đảm nhận, cho giảng viên chủ động đăng ký học phần, bài giảng theo chuyên môn và soạn bài, thông qua giáo án trước hội đồng chuyên môn nhà trường, trước khoa.
Đội ngũ giảng viên Khoa Nhà nước và pháp luật luôn nhận thức rõ trách nhiệm của giảng viên trước chương trình giảng dạy mới nên mỗi giảng viên luôn chủ động sưu tầm tài liệu, nhất là các báo cáo tổng kết lý luận, thực tiễn của Trung ương và địa phương liên quan nội dung các bài giảng, giảng viên có sự chia sẻ thông tin hỗ trợ nhau trong soạn giảng gắn lý luận với thực tiễn. Kết quả: 100% giảng viên Khoa Nhà nước và pháp luật đã hoàn thành soạn giáo án Word, Powerpoit theo các bài giảng đúng chuyên môn của mình. Hoạt động thông qua giáo án của từng giảng viên như một lần sát hạch, kiểm tra chất lượng bài giảng trước khi lên lớp của khoa, của nhà trường đối với từng giảng viên. Đây là hoạt động chuyên môn rất thiết thực, hữu ích giúp giảng viên tự tin và khẳng định chuyên môn của mình trước hội đồng nhà trường và trước khoa chuyên môn. Qua đây, giáo án của mỗi giảng viên được đánh giá khách quan, khoa học; từng bài giảng được thông qua nghiêm túc, đúng quy định của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Kết quả các đợt thao giảng, dự giờ của giảng viên trong khoa được Hội đồng nhà trường đánh giá chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn giảng viên có giờ dạy giỏi cấp trường, cấp khoa.
Về hoạt động nghiên cứu khoa học: Ngay từ đầu năm học, mỗi giảng viên cần phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học cá nhân, đây là cơ sở quan trọng để giảng viên chủ động có hướng nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ khoa học theo quy định. Trong 02 năm thực hiện chương trình đào tạo mới, số tiết khoa học theo quy định có sự thay đổi tăng từ 200 lên 300 tiết. Để hoàn thành nhiệm vụ khoa học, giảng viên đã tích cực nghiên cứu, viết bài khoa học đăng trên trang Website, tập san của nhà trường; các báo của tỉnh và của trung ương. Nhiều hội thảo khoa học cấp trường, cấp khoa được thực hiện nghiêm túc, đạt chất lượng cao. Kết quả hàng năm 100% giảng viên đều vượt giờ chuẩn nghiên cứu khoa học, có những giảng viên vượt 100% đến hơn 200% số giờ chuẩn theo quy định.
Với những kết quả đạt được trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học nêu trên cho thấy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự nỗ lực phấn đấu của giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của khoa. Sự cố gắng nỗ lực của từng cá nhân mỗi giảng viên học tập theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chuyên môn của khoa theo Quyết định số 292-QĐ/HVCTQG, ngày 21/01/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và nhiệm vụ của nhà trường giao phó.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được đội ngũ giảng viên của khoa còn gặp không ít những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như nhiệm vụ khoa học và những nhiệm vụ khác mà nhà trường giao phó. Trong đó, khó nhất là tính tự lực, tự cường, chủ động của đội ngũ giảng viên đôi khi chưa được thường xuyên liên tục. Có lúc tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, còn phụ thuộc vào công tác kiểm tra, giám sát của nhà trường, sự đôn đốc, nhắc nhở của lãnh đạo khoa… Hoạt động nghiên cứu thực tế, viết bài khoa học để đảm bảo giờ nghĩa vụ khoa học của các giảng viên có đôi khi còn chậm trễ, dẫn đến việc chạy đua hoàn thành nhiệm vụ vào những tháng cuối năm.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, để vận dụng ý thức tự lực, tự cường theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn của khoa, của nhà trường mỗi giảng viên cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, phát huy vai trò của lãnh đạo khoa trong việc nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Khoa luôn bám sát kế hoạch hoạt động của Nhà trường, cụ thể hoá xây dựng kế hoạch nhiệm vụ chuyên môn của Khoa (giảng dạy và nghiên cứu khoa học) phù hợp. Đây là cơ sở quan trọng để giảng viên hình thành nhiệm vụ chuyên môn trong năm của từng cá nhân giảng viên.
Thứ hai, đội ngũ giảng viên cần chủ động bám sát kế hoạch, nhiệm vụ chung của khoa để thực hiện công việc đúng tiến độ và khoa học. Từng giảng viên cần xây dựng kế hoạch làm việc cá nhân của riêng mình theo từng tuần cụ thể, sắp xếp hợp lý thứ tự ưu tiên từng công việc để có thời gian thực hiện phù hợp, tránh trường hợp khi có công việc mới phát sinh, yêu cầu triển khai ngay làm ảnh hưởng tiến độ của công việc trước đó. Trong từng nhiệm vụ cụ thể, giảng viên cần chủ động tự nghiên cứu, có những đề xuất với lãnh đạo khoa những giải pháp, cách làm hay góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, bài giảng và các nhiệm vụ khác.
Thứ ba, để đánh giá hiệu quả chất lượng công việc của từng giảng viên. Hơn nữa, để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của tập thể khoa, thì lãnh đạo khoa cần có kế hoạch kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc theo tháng đối với từng giảng viên. Qua đó, chấm điểm thi đua cho từng giảng viên một cách khách quan, công bằng. Để làm được điều đó, mỗi giảng viên nên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, chỉ rõ những mặt được, chưa được và nguyên nhân. Ngoài ra, lãnh đạo khoa cần đưa ra cơ chế giám sát cụ thể trong từng công việc của mỗi giảng viên. Từ đó cùng với tập thể khoa tìm ra giải pháp phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn đọng. Đặc biệt, lãnh đạo khoa cần quan tâm theo dõi hoạt động nỗ lực của từng cá nhân như vậy để kịp thời tuyên dương, khen thưởng giảng viên tiêu biểu và nhắc nhở, chấn chỉnh những giảng viên thực hiện chưa tốt, chưa đúng tiến độ theo kế hoạch; giúp giảng viên ngày càng trưởng thành hơn, gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp hơn.
Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ khoa học… của tập thể khoa là công việc chung của tất cả đội ngũ giảng viên trong khoa. Chính vì vậy, việc xây dựng ý thức trách nhiệm, tự lực, tự cường của mỗi giảng viên trong khoa là nhân tố quyết định hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ khoa học và các nhiệm vụ khác mà nhà trường phân công. Đồng thời qua đó góp phần rèn luyện ý chí, quyết tâm của mỗi giảng viên, xây dựng đội ngũ giảng viên tiên phong, gương mẫu học tập, phấn đấu, làm việc theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh.
ThS. Nguyên Thị Quy
GVC Khoa Nhà nước và pháp luật
 
-------------------------
Tài liệu tham khảo
1.      Bài phát biểu của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại https://laodong.vn/thoi-su/to-chuc-trong-the-le-ky-niem-130-nam-ngay-sinh-chu-tich-ho-chi-minh-806093.ldo
2.      Quyết định số 292-QĐ/HVCTQG, ngày 21/01/2021 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
2442
Hôm qua:
2857
Tuần này:
14301
Tháng này:
33678
Tất cả:
4.967.279