NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

Xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong đổi mới và phát triển Trường Chính trị Thanh Hóa

Đăng lúc: 20:22:56 02/06/2019 (GMT+7)732 lượt xem

                                        TS. Lương Trọng Thành
                                     Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng
                                    
Khi bàn về thi đua yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và, những người thi đua là những người yêu nước nhất”­­(1). Đồng thời, Người còn chỉ dạy: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(2); “Lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”(3).
Đồng hành cùng với sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước, các trường chính trị tỉnh, thành phố nói chung, khu vực Bắc Trung bộ nói riêng đã bám sát vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, định hướng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, tạo ra nhiều nhân tố mới, điển hình mới góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
 Là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương giàu truyền thống văn hóa cách mạng, nơi khởi phát của nhiều phong trào thi đua yêu nước; những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng và xác định “Thi đua để phát triển”. Quan tâm đổi mới nội dung, hình thức thi đua; đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Trong đó, tập trung xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực góp phần tạo động lực đổi mới đồng bộ, toàn diện và phát triển nhà trường xứng đáng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lượng cao của tỉnh, ở khu vực và trong cả nước.
     1. Nhận thức về việc xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trong đổi mới, phát triển nhà trường
Đổi mới là quá trình tất yếu của sự phát triển. Ở nghĩa thứ nhất, muốn nhà trường phát triển đòi hỏi cán bộ, giảng viên, học viên …phải thay đổi cách nghĩ và thói quen cũ lạc hậu bằng tư duy mới, cách làm mới tiến bộ hơn, hiệu quả hơn. Ở nghĩa thứ hai, nhà trường muốn phát triển thì phải sáng tạo ra những mô hình mới, điển hình mới chưa có trong tiền lệ. Thực tiễn cho thấy, việc thay đổi tư duy cũ bằng cách làm mới đã là khó khăn, việc tạo ra cái mới chưa có trong tiền lệ càng khó khăn ở các nhà trường. Để tạo ra sự thay đổi theo hướng tích cực, tạo động lực và sức thuyết phục cao nhất cho sự nghiệp đổi mới, đó là phải tập trung xây dựng được các mô hình, điển hình tiên tiến trong quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học… Bởi lẽ, chỉ có mô hình, điển hình mới là thực tiễn sinh động để cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường “trăm nghe không bằng một thấy”, từ đó thay đổi nhận thức, niềm tin và có trách nhiệm trong sự nghiệp đổi mới.
 Muốn phát triển đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ và toàn diện các khâu, quy trình, các mặt công tác của nhà trường. Theo đó, quá trình đổi mới phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài; phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống; phải tập trung được nguồn lực…Trong khi đó, để đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo đổi mới vừa phải toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm, trong điều kiện nguồn lực ở các trường có hạn, đòi hỏi cần chọn mô hình để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, từ đó rút kinh nghiệm và nhân diện.
Để các mô hình, điển hình có sức lan tỏa, tạo ra sự ảnh hưởng tích cực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước góp phẩn đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện ở các nhà trường, bên cạnh sự ảnh hưởng tự thân, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần chú trọng phương châm “lấy mô hình để xây dựng mô hình, lấy điển hình để xây dựng điển hình”. Nghĩa là, những tập thể, cá nhân vừa tiên phong làm tốt tạo ra những chuẩn mực, những giá trị mới tốt đẹp phải có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các tập thể, cá nhân khác học tập, noi theo, làm theo. Từ đó, tạo ra khí thế thi đua, môi trường học tập, sự đồng thuận của toàn trường đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển nhà trường.
2. Nội dung, cách thức xây dựng mô hình, điển hình
 Xây dựng mô hình, điển hình phải gắn với các phong trào thi đua
Trong những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã phát động nhiều phong trào thi đua có ý nghĩa thiết thực, nổi bật và xuyên suốt là: t phong trào thi đua 2 tt "Dy tt, hc tt", năm hc 2017-2018 đã phát trin thành phong trào thi đua 4 tt "Nghiên cứu tốt, phục vụ tốt, quản lý tốt, dạy - học tốt", cui năm 2018 và đến năm 2019 nâng lên thành phong trào thi đua 5 tt "Nghiên cứu tốt, tham mưu tt, quản tr tốt, dạy - học tốt, tư vn tt". Đồng thời, hưởng ứng phong trào thi đua trong toàn tỉnh xây dựng“Công dân, gia đình, cơ quan, đơn vị kiểu mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm 2014 đến nay Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã phát động và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng Nhà trường kiểu mẫu”. Gắn với các phong trào thi đua, Nhà trường đã nghiên cứu, xây dựng các mô hình, điển hình như:xây dựng các tập thể kiểu mẫu và cá nhân gương mẫu; công nhận giảng viên giỏi theo 3 cấp độ (có giờ dạy giỏi, dạy giỏi và giỏi); mô hình xây dựng hình ảnh, tác phong người cán bộ, giảng viên; mô hình học tập 3 không, 3 có; mô hình giới thiệu sách trong chương trình phát triển văn hóa đọc; mô hình Câu lạc bộ giảng viên trẻ; mô hình bồi dưỡng 3-3-3; mô hình 3 tốt (định hướng tốt, cơ chế tốt, môi trường tốt) trong xây dựng đội ngũ ...
Trong quá trình thực hiện đổi mới, phát triển Nhà trường, Đảng ủy, Ban Giám hiệu xác định giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo nhà trường phát triển theo mô hình 5 nhất, 4 trụ cột, 5 định hướng đổi mới. Cụ thể 5 nhất là: i) có thể chế tốt nhất; ii) có quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn và chất lượng cao nhất; iii) công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn phát triển toàn diện nhất; iv) có đội ngũ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín nhất; v) có môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng nhất. 4 trụ cột: i) nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng , nghiên cứu khoa học là trung tâm; ii) đổi mới quản lý là then chốt; iii) đổi mới phương pháp dạy- học, thi, kiểm tra, đánh giá là đột phá; iv) xây dựng môi trường giàu tính Đảng là là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. 5 định hướng đổi mới là: i) chuyển nhận thức từ người thầy là trung tâm sang người thầy và học viên là trung tâm; ii) chuyển từ học kiến thức là chủ yếu sang phát triển phẩm chất, năng lực; iii) chuyển từ học thông qua giáo trình là chủ yếu sang cập nhật kiến thức mới và tổng kết thực tiễn; iv) chuyển từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình; v) chuyển từ quản lý hành chính sang quản lý phục vụ và kiến tạo.
 Xây dựng mô hình, điển hình, nhà trường thực hiện đồng bộ các bước sau:
Một là, nhà trường đã xây dựng, ban hành các quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn các danh hiệu tập thể kiểu mẫu (khoa, phòng kiểu mẫu; lớp kiểu mẫu) và cá nhân gương mẫu (cán bộ, giảng viên gương mẫu, học viên gương mẫu); tiêu chí công nhận “giảng viên có giờ dạy giỏi”, “giảng viên dạy giỏi” và “giảng viên giỏi”; tiêu chuẩn xây dựng hình ảnh, tác phong người cán bộ, giảng viên trường chính trị: nghiêm về giờ giấc, đẹp về trang phục, chuẩn về phát ngôn, đúng mực trong ứng xử, quyết liệt trong đổi mới phương pháp dạy-học theo phương châm: 3 tăng (tăng chủ động, tăng trao đổi, tăng xử lý tình huống), 3 giảm (giảm thụ động, giảng độc thoại, giảm lý thuyết); mô hình học tập 3 không (không vào muộn, ra sớm; không cẩu thả; không làm việc riêng và sử dụng điện thoại trong giờ học3 có (có mục tiêu, động lực học tập tích cực; có tác phong, hình ảnh đẹp; có phương pháp rèn luyện khoa học)…Nội dung các tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình được thảo luận dân chủ, công khai trong toàn trường để thống nhất thực hiện.
Hai là, triển khai để các tập thể và cá nhân tiến hành đăng ký các danh hiệu thi đua, đăng ký xây dựng các mô hình, điển hình vào đầu năm học. Từ đó, từng tập thể và từng cá nhân xác định mục tiêu thi đua, các nội dung thi đua cụ thể để phấn đấu thực hiện.
Ba là, nhà trường tạo điều kiện, nguồn lực để các tập thể, cá nhân thực hiện với phương châm: định hướng tốt, cơ chế tốt, môi trường tốt trong xây dựng đội ngũ.
Bốn là, thường xuyên theo dõi diễn biến của các phong trào thi đua; sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của phong trào, kịp thời rút kinh nghiệm. Việc bình chọn, xét duyệt các danh hiệu thi đua, công nhận các mô hình, điển hình tiên tiến  được thực hiện công khai, dân chủ, đánh giá khách quan, toàn diện.
Năm là, quan tâm biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến. Những tập thể cá nhân đạt thành tích xuất sắc, có nhiều sáng kiến, đổi mới trong công tác được ghi nhận, biểu dương trước toàn trường và khen thưởng kịp thời đã tạo nên bầu không khí phấn khởi thi đua.
3. Kết quả đổi mới và phát triển nhà trường
Th nht, đã tham mưu xây dựng được thể chế đồng bộ nhất về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán b. Nhà trường đã chủ động phối hợp tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các chủ trương, quy định, kết luận, các đán, cơ chế chính sách về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Qua đó, thể hiện sự quan tâm sâu sắc, toàn diện của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nhà.
Th hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục được đổi mới đồng bộ và toàn diện, tạo đột phá ở một số khâu.Phương thức mở lớp được đa dạng hóa, vừa đáp ứng được nhu cầu chuẩn hóa, vừa nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức của các địa phương, đơn vị. Cải tiến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo phương châm “rõ hơn về lý luận, sát với đối tượng, phù hợp với thực tiễn”.Trong những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa liên tục là trường có quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn nhất trong hệ thống các trường chính trị, chất lượng có nhiều chuyển biến tích cực.
Th ba,công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn phát triển toàn diện, mục tiêu nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cung cấp cơ sở lý luận cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương. Với phương châm “Xã hội hóa nghiên cứu tìm hiểu, ưu tiên nguồn lực cho nghiên cứu phát hiện, khuyến khích nghiên cứu tư vấn” và “sâu địa bàn, sát lĩnh vực, phát hiện kịp thời, đề xuất được giải pháp”, các hoạt động nghiên cứu khoa học được phát triển toàn diện, đa dạng hóa các loại hình, các khâu quy trình từ đăng ký, thẩm định, giao nhiệm vụ…được chú trọng. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu được định hướng rõ ràng; cơ chế, chính sách, môi trường nghiên cứu được quan tâm đã tạo được động lực, phong trào thi đua nghiên cứu khoa học ở đông đảo cán bộ, giảng viên và học viên. Hoạt động nghiên cứu thực tế của cán bộ, giảng viên và học viên đã có những nét mới - kịp thời gắn nghiên cứu tìm hiểu, tư vấn và ủng hộ sức người, sức của ủng hộ nhân dân các địa phương bị thiên tai, lũ lụt trên địa bàn tỉnh.Từ kết quả nghiên cứu của các hội thảo, các đề tài khoa học, các vấn đề tổng kết thực tiễn, luận án… Nhà trường đã quan tâm chỉ đạo biên tập và phát hành sách chuyên khảo, tham khảo. Từ năm 2010 đến nay, nhà trường đã biên tập và xuất bản 25 cuốn sách,đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy, công tác lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp ở Thanh Hóa.
Th tư, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên được quan tâm đồng bộ, chất lượng không ngừng được nâng lên đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Với phương châm “định hướng tốt, cơ chế tốt, môi trường tốt”, Nhà trường đã phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên giai đoạn 2017 - 2020 và đến 2025, ưu tiên nguồn lực, ban hành cơ chế hỗ trợ đặc biệt khích lệ cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả có 100% cán bộ, giảng viên được cập nhật kiến thức mới, nghị quyết mới; trên 90% cán bộ quản lý, giảng viên có thành tích được tham gia các khóa bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở các trường trong hệ thống, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Hiện tại, nhà trường có 04 Tiến sỹ; 03 nghiên cứu sinh; 46 thạc sỹ; 04 giảng viên đang học cao học; 55 cán bộ, giảng viên có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 20 cán bộ, viên chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Là trường có số lượng tiến sỹ và nghiên cứu sinh nhiều nhất trong hệ thống các trường chính trị cấp tỉnh hiện nay. Nhà trưng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, hiểu biết thực tiễn cho cán bộ, giảng viên thông qua nhiều phương thức: giao chủ trì các nhiệm vụ khoa học, quản lý, quy định rõ về chế độ đi nghiên cứu thực tế, cập nhật thực tiễn. Hoạt động thao giảng cấp khoa, cấp trường, lấy ý kiến góp ý của học viên vào bài giảng được tổ chức nghiêm túc, thiết thực, có đánh giá, tổng kết.Tạo được không khí thi đua nghiên cứu tốt, phục vụ tốt, quản lý tốt, dạy - học tốt. Tuyệt đại đa số cán bộ, giảng viên muốn được làm việc và cống hiến; tỷ lệ biết làm, làm được và làm tốt được nâng lên.
Th năm, công tác xây dựng cơ quan văn hóa; xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, kiểu mẫu được coi trọng và đạt kết quả tốt đẹp. Phát huy dân chủ trong việc bổ sung, hoàn thiện và ban hành đồng bộ các quy chế nội bộ làm cơ sở cho việc quản lý, điều hành và thực hiện mọi hoạt động của Nhà trưởng đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, đúng pháp luật; đảm bảo về chế độ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, giảng viên, học viên; đảm bảo kỷ cương, nề nếp, xây dựng môi trường giáo dục giàu tính Đảng. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tỉnh đầu tư và xã hội hóa, tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin; đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục, công trình phục vụ cho việc ăn, ở, sinh hoạt, vui chơi giải trí, nghiên cứu, học tập của cán bộ, giảng viên, học viên. Tiếp tục xây dựng môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Hoạt động chào cờ đầu tuần, đầu tháng gắn với việc tôn vinh tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu mang nhiều ý nghĩa giáo dục và tạo nét đẹp riêng của Trường Chính trị tỉnh.
5. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đổi mới và phát triển nhà trường
Bài học thứ 1: Yêu cầu mang tính nguyên tắc và then chốt của đổi mới để phát triển là phải giải quyết hài hòa 5 mối quan hệ: i) Đổi mới, ổn định và phát triển; ii) Quy hoạch, đào tạo -bồi dưỡng và sử dụng cán bộ; iii) Giữa quy mô và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; iv) Giữa đào tạo - bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; v) Giữa đổi mới Nhà trường với sự phát triển của tỉnh, các địa phương, đơn vị trong tỉnh và các trường trong hệ thống. Theo đó, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng phải bám sát vào định hướng của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, của các địa phương, đơn vị và học tập kinh nghiệm về đổi mới từ các cơ sở đào tạo trong và ngoài hệ thống, từ đó đổi mới đồng bộ và nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ.
Bài học thứ 2: Xuyên suốt và động lực của sự nghiệp đổi mới Nhà trường là phải xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, đặc biệt là mô hình phát triển.
Bài học thứ 3: Sức thuyết phục của đổi mới là trên cơ sở mô hình phát triển đã xác định, cần tập trung nguồn lực để nghiên cứu, quyết tâm xây dựng thành các mô hình, điển hình trong thực tế đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, xây dựng đội ngũ, quản trị và phát triển Nhà trường. Chính từ thực tiễn sinh động và hiệu quả thiết thực của các mô hình đã tạo niềm tin, sức lan tỏa, tạo động lực tích cực cho các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên tiếp tục đổi mới và phát triển Nhà trường.
Bài học thứ 4: Dẫn dắt sự nghiệp đổi mới là phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà trường, trong đó, đối với tự mình, đội ngũ cán bộ quản lý phải có khát vọng đổi mới và tinh thần tận hiến với sự nghiệp. Trong điều hành, xử lý công việc đòi hỏi đội ngũ quản lý: i) nguyên tắc nhưng phải mềm dẻo, linh hoạt; ii) nhiệt tình cách mạng nhưng phải khoa học, trí tuệ; iii) dân chủ nhưng phải quyết đoán và chịu trách nhiệm cá nhân; iv) lý luận phải gắn liền với thực tiễn, nói đi đôi với làm; v) nêu gương. Trong quan hệ, ứng xử với cán bộ, giảng viên, học viên và nhân dân đòi hỏi người cán bộ quản lý: i) lắng nghe nhưng không theo đuôi; ii) bao quát mọi người, mọi  việc nhưng phải sâu sát, cụ thể đến từng người, từng việc; iii) công bằng nhưng không được cào bằng; iv) phát huy phải gắn liền với chăm lo; v) phê bình CBGV, học viên phải gắn với tự phê bình.
Bài học thứ 5: Chủ thể của sự nghiệp đổi mới là phát huy vị thế là chủ và vai trò làm chủ của CBGV và học viên Nhà trường, trong đó tập trung huy động và phát huy cao nhất trí lực, tâm lực, sức lực đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào thi đua 5 tốtNghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt nhằm hiện thực hóa 5 mục tiêuLấy hiệu quả phục vụ, thành công của học viên,  nâng cao chất lượng đội ngũ,  nâng cao vị thế Nhà trường, tín nhiệm của xã hội5 giá trị cốt lõi trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Kiên định, kỷ cương, đoàn kết, nêu gương và sáng tạo; 5 chương trình vì Học viên: i) phát triển tư duy, tầm nhìn; ii) phát triển kỹ năng lãnh đạo quản lý; iii) phát triển văn hóa đọc; iv) xây dựng hình ảnh của học viên; v) xây dựng môi trường giáo dục kỳ cương, thân thiện, giàu tính Đảng.
Những kết quả của sự nghiệp đổi mới và phát triển đã góp phần tô thắm, làm giàu thêm truyền thống 70 năm (4/6/1949- 4/6/2019) xây dựng, cống hiến và trưởng thành của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa. Những kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn sinh động về đổi mới và phát triển đã và đang tạo động lực cho thế hệ cán bộ, giảng viên hôm nay tự hào về truyền thống, trách nhiệm với hiện tại, tin tưởng vào tương lai tươi sáng, với khí thế mới, vận hội mới, tư duy mới, quyết tâm mới để giành thắng lợi mới toàn diện hơn trong phong trào thi đua nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy- học tốt, tư vấn tốt phấn đấu xây dựng Nhà trường kiểu mẫu. Và, noi gương các thầy, cô giáo, toàn thể học viên Nhà trường quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt, hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân.
 
Chú thích:
(1). Hồ Chí Minh toàn  tập, NXB Chính trị quốc gia, tập 7, tr.402
               (2). Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, tập 9, tr.198
               (3). Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, tập 12, tr.558
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1755
Hôm qua:
2395
Tuần này:
11933
Tháng này:
58307
Tất cả:
4.423.187