Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường Mầm Non Trung Thành, huyện Nông Cống
Đăng lúc: 06:54:34 25/05/2023 (GMT+7)2914 lượt xem
Hình ảnh: Trường Mầm non Trung Thành, huyện Nông Cống
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Đại hội XIII, Đảng khẳng định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo… Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo”. Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ then chốt của ngành giáo dục là tiếp tục chăm lo xây dựng và phát triển toàn diện đội ngũ nhà giáo: “Cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt chú ý đến giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non: “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố căn bản về nhân cách cho trẻ em trước khi vào lớp một. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non, đảm bảo mọi trẻ em được tiếp cận với giáo dục mầm non có chất lượng, công bằng và bình đẳng là trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội”1.
Nhận thức sâu sắc rằng, một trong những yếu tố tạo nên nền móng giáo dục là chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non. Chính vì vậy, từ khi thành lập đến nay, Trường Mầm Non Trung Thành, huyện Nông Cống luôn có phong trào, nề nếp, chất lượng dạy và học dẫn đầu toàn huyện. Trường liên tục đạt danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” cấp tỉnh, 01 lần được Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen, 02 lần được Bộ Giáo dục tặng Bằng khen, 05 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, 02 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua. Năm 2015, Trường được công nhận chuẩn quốc gia mức độ 1. Nhà trường có được kết quả này là nhờ sự quan tâm của ngành Giáo dục, Đảng bộ, chính quyền địa phương và sự nỗ lực, quyết tâm chính trị cao của tập thể cán bộ, giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ; quyết tâm hoàn thiện các tiêu chí để phấn đấu trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
Hiện nay, Trường Mầm Non Trung Thành, huyện Nông Cống có tổng số 13 cán bộ, giáo viên; trong đó 11/13 giáo viên có trình độ đại học. Chi bộ Nhà trường có 09 đảng viên. Năm học này, Trường chăm sóc, giáo dục 284 trẻ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Trường Mầm non Trung Thành cũng còn những khó khăn như: số lượng giáo viên còn thiếu 07 giáo viên so với Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định định mức bình quân học sinh/lớp và định mức biên chế cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hành chính của các trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh; một bộ phậnđội ngũ giáo viên trẻ đang trong độ tuổi nuôi con nhỏ nên có lúc phân công chuyên môn chưa phù hợp; một số ít giáo viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ…
Do đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm Non Trung Thành, trong quá trình học tập các môn học tại Trường Chính trị tỉnh, tôi chủ động nghiên cứu, vận dụng kiến thức để mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:
Hình ảnh:Buổihọc tập chuyên đề do Nhà trường tổ chức
Thứnhất, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viênNhà trường. Đây là yếu tố quantrọng để giáo viên Nhà trường lựa chọn và đi đúng mục tiêu, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với thế hệ tương lai của đất nước.Theo đó, thông qua các đợt học tập nghị quyết, chỉ thị về công tác giáo dục, Nhà trường cầntổ chức cho tất cả cán bộ, giáo viên học tập đầy đủ, nắm vững nội dung các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đểtừ đó mọi giáoviên hiểu, nhận thức đầy đủ và cùng nhau thực hiện nhiệmvụ, mang lại hiệu quả cao nhất.Ngoài ra, Nhà trường cần tổ chức các lớp tập huấn, họctập chuyên đề, hội nghị triển khai các văn bản của cấp trên có liên quan đến giáo dục; đặc biệt, bồi dưỡng chuyên môn tiếp cận chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non…;
Thứhai, tăng cường công tác thi đua khen thưởng và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viênNhà trường. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, Nhà trường cầntăng cường công tác phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong nhà trường, như:Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Cuộc vận động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”; tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bêncạnh đó, Nhà trường cần tăng cường các biện pháp để thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”; “viết sáng kiến kinh nghiệm”… Trên cơ sở đó, cuối năm học, Nhà trường cần nâng cao hiệu quả công tác sơ kết đánh giá, nêu gương điển hình, đề nghị Công đoàn ngành khen thưởng, đồngthời, cần đa dạng hoá các hình thức khen thưởngcủa trường.
Thứ ba, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy - học. Đảm bảo trang thiết bị giáo dục, tài liệu, học liệu, phương tiện cho các nhóm lớp thực hiện chương trình gáio dục mầm non mới theo Danh mục và tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành. Thiết bị dạy học hiện đại là phương tiện tốt để GV có thể thực hiện được ý tưởng của mình phát huy các kỹ năng cần thiết cho trẻ.
Thứtư, mỗi giáo viên phải tự giác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Qua tự học, giáo viên sẽ trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụđể tìm thấy những điểm hayvà mới và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. Đồngthời, nhờ tự học tập, giáo viên có thể chủ động tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng thích hợp, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi khám phá, phát hiện tìm kiếm; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của Nhà trường.
Có thể khẳng định,giáo dục mầm non đóngvai trò quan trọng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố căn bản về nhân cách cho trẻ em trước khi vào lớp một. Vì vậy, chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nên việcnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non là hết sức quan trọng trong việc phát triển nền giáo dục quốc dân nói chung và mầm non nói riêng. Muốn vậy, ngành giáo dục, cấp ủy, chính quyền, xã hội cần phải có những giải pháp toàn diện để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục mầm non trong bối cảnh hội nhập của đất nước./.
Học viên: Vũ Thị Hồng
Lớp: TCLLCT A5-K50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 3 tháng 12 năm 2018 về phê duyệt Đề án giáo dục Mầm non năm 2018-2025
2. Chỉ thị số 3398/CT-BGD ĐT “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non.
3. Điều lệ Trường mầm non -Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2008.
4. Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 9/2/2010 phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010- 2015.
5. Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
6. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”.
7.Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020”.
8. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H, 2016.
9.Từ điển tiếng Việt - NXB Khoa học xã hội - Hà Nội.
10. Các Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND xã Trung Thành.
Các tin khác
- Thực trạng và giải pháp phát triển công tác đoàn của Đoàn Thanh niên xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc
- Đẩy mạnh chuyển đổi số tại thành phố Sầm Sơn
- Mô hình ''4 tiết kiệm, 2 tăng thêm'' tại Hội Liên hiệp phụ nữ xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá - Thực tiễn và kinh nghiệm
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm của học viên lớp TCLLCT A4.K52 trong học tập, rèn luyện
- Giải pháp đẩy mạnh phòng, chống lãng phí tại xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh
- Một số kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số tại Trường THCS Quảng Châu
- Một số giải pháp khắc phục việc ngại học lý luận chính trị của học viên lớp TCLLCT thành phố Thanh Hoá, khoá học 2024 - 2026
- Giải pháp đẩy mạnh việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Quảng Ngọc
- Giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng cho học viên lớp TCLLCT A1.K52
- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Thanh Hóa
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
41
Hôm qua:
1796
Tuần này:
6143
Tháng này:
64857
Tất cả:
5.069.730