THI ĐUA "CHỦ ĐỘNG, ĐỒNG BỘ, ĐỘT PHÁ, KỶ CƯƠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ" XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẠT CHUẨN TRONG NHÓM CÁC TRƯỜNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ba Đình

Đăng lúc: 07:13:57 12/11/2024 (GMT+7)91 lượt xem

 Thực hiện lời chỉ dạy của Bác Hồ kính yêu “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Ba Đình, thành phố Thanh Hoá luôn xác định tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Từ đó, mỗi cá nhân phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường, tạo được uy tín và giữ vững truyền thống dạy học mà các thế hệ nhà giáo đi trước đã dày công vun đắp.

72.png
72.png72.png
 
Tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Ba Đình
 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh mục tiêu của giáo dục: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Kế thừa những quan điểm của Người về giáo dục, Đảng ta đặc biệt coi trọng tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo đối với sự phát triển của đất nước. Tại Đại hội XIII, Đảng đã đề cập đến nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”.
Để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của tất cả các cấp học, trong đó đặc biệt là cấp tiểu học.
Trường Tiểu học Ba Đình là đơn vị có bề dày về truyền thống dạy tốt - học tốt. Trường là địa chỉ tin cậy về chất lượng giáo dục không chỉ của Thành phố Thanh Hóa mà của cả ngành giáo dục tỉnh nhà. Luôn thực hiện tốt các phong trào thi đua của ngành giáo dục, trong những năm qua, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích, như: Huân chương Lao động hạng Ba, Cờ thi đua của UBND Tỉnh, Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ, Bằng khen Bộ GD&ĐT, Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa, Giấy khen của Liên đoàn Lao động thành phố, Giấy khen của Hội đồng Đội tỉnh, Giấy khen của Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Chi bộ Đảng luôn đạt danh hiệu vững mạnh và vững mạnh tiêu biểu.
Nhiều năm qua, Trường Tiểu học Ba Đình luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và sự tạo điều kiện thuận lợi của UBND phường Ba Đình và sự phối hợp trong giáo dục của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường. Năm 2023, Trường Tiểu học Ba Đình được công nhận làtrường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Trườngtiếp tục nỗ lực cố gắng xây dựng trường chuẩn mức độ 3 trong những năm tới.
Thực hiện chiến lược phát triển nhà trường, Trường Tiểu học Ba Đình đã lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục trong từng giai đoạn và được cụ thể hoá theo từng năm học. Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Chi bộ, hàng năm, Trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Đảng uỷ phường Ba Đình trao tặng giấy khen.
Nhiều năm qua, Nhà trường luôn phát triển, tạo được uy tín trong Nhân dân là nhờ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, có trình độ đào tạo trên chuẩn, năng lực về chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, được bồi dưỡng qua các lớp quản lý và lý luận chính trị. Nhà trường có đủ số lượng giáo viên để tổ chức dạy học các môn học theo quy định với tỉ lệ giáo viên đủ để tổ chức học 2 buổi/ngày. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó tỉ lệ trên chuẩn cao so với quy định. 100% giáo viên được xếp loại từ khá trở lên, trong đó có tỉ lệ giáo viên được xếp loại xuất sắc theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học khá cao.
Về điều kiện cơ sở vật chất, Trường Tiểu học Ba Đình có đủ phòng học kiên cố, đảm bảo đủ mỗi lớp 1 phòng được xây dựng đúng quy cách, đảm bảo các điều kiện về diện tích, ánh sáng theo tiêu chuẩn quy định. Các phòng cơ bản đảm bảo đầy đủ các thiết bị, được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động, có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường. Nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục; đồng thời, tuyên truyền, vận động phụ huynh, các tổ chức đoàn thể, Nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn cùng tham gia hoạt động giáo dục của nhà trường.
 Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học các môn học, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học. Đồng thời, Nhà trường luôn linh hoạt, sáng tạo trong điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, thực hiện tốt việc đánh giá, khen thưởng học sinh theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT.
73.png

Toàn cảnh buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

của Tr
ường Tiểu học Ba Đình
 
Tuy nhiên, chất lượng hoạt động giáo dục của Nhà trường vẫn còn những khó khăn nhất định cần sự nỗ lực hơn nữa của tập thể giáo viên, phụ huynh và học sinh. Việc thực hiện giám sát để bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển Nhà trường chưa được thực hiện thường xuyên. Một bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạyhọcvà tham gia xây dựng Quy chế dân chủ của nhà trường. Một số ít giáo viên chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục.  
Do tất cả giáo viên Nhà trường đều dạy học 2 buổi/ngày nên thời gian dành cho việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ phục vụ cho công tác giảng dạy còn hạn chế. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của Nhà trường được đầu tư từ lâu, một số hạng mục đã xuống cấp cần được cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, Nhà trường còn thiếu giáo viên theo quy định, chủ yếu là thiếu giáo viên đặc thù. Hơn nữa, vẫn còn một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục trẻ và việc học hành của con em.
Để chất lượng giáo dục của Trường Tiểu học Ba Đình không ngừng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của học sinh, Nhà trường cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, thường xuyên quán triệt đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, từ đó đề ra nhiệm vụ sát đúng vớitình hình Nhà trường và địa phương; đồng thời, thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học. Theo đó, Chi bộ cần  bám sát mục tiêu nhiệm vụ, chọn những nội dung quan trọng để tập trung lãnh, chỉ đạo, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao vai trò các nhân lãnh đạo, điều hành phải năng động sáng tạo. Tuyên truyền để mỗi thành viên trong nhà trường đóng góp ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch cũng như thực hiện tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đồng thời, Chi bộ cần tăng cường lãnh đạo việc thực hiện tốt Quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban Giám hiệu và BCH Công đoàn, Quy chế Dân chủ trong trường học, Quy chế Chi tiêu nội bộ
Thứ hai, chú trọng công tác xây dựngđội ngũ cán bộ, giáo viên. Trước hết, mỗi cán bộ, giáo viên phải là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học. Tiếp đó, mỗi cá nhân trong tập thể cần tích cực nêu cao quan điểm, mạnh dạn bày tỏ ý kiến đóng góp, xây dựng về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, về biện pháp giáo dục học sinh… Đồng thời, lãnh đạo Nhà trường cần tạo mọi điều kiện để giáo viên, nhân viên trong nhà trường không ngừng tự học và tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học; nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích giáo viên đọc sách báo, tham khảo tài liệu về chính trị, văn hóa, pháp luật,...
Đối với lãnh đạo Nhà trường, cần đẩy mạnh việc xây dựng kỉ cương, nề nếp làm việc của đơn vị thực sự dân chủ, khoa học và cụ thể, tổ chức hội họp đúng thời gian, nghiêm túc và hiệu quả. Đặc biệt, cần làm tốt công tác tham mưu để tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và Hội cha mẹ học sinh với nhà trường.Đồng thời, cần phân công chuyên môn phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên, tạo mọi điều kiên thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công; chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả lao động của cá nhân, tập thể để kịp thời phát hiện năng lực của giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng phát huy hoặc khuyến khích giáo viên tiến bộ. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, các buổi thao giảng, phối hợp tổ chức các buổi hội giảng trao đổi về phương pháp giảng dạy, biện pháp giáo dục học sinh. Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
Đối với giáo viên, nhân viên và học sinh, cần nhận thức rõ vị trí và vai trò của người thầy trong nhà trường và trong xã hội hiện nay. Theo đó, Nhà trường cần phát huy tối đa năng lực của đội ngũ qua việc phân công chuyên môn hợp lý, hạn chế tới mức thấp nhất việc dạy thay; đảm bảo có giáo viên nòng cốt ở các khối lớp, tập trung cao nhất cho khối lớp 5 để tiếp cận với chương trình phổ thông mới và các khối lớp 4,5 để nâng cao chất lượng học sinh năng khiếu.      
Thứ ba,phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. Tổ trưởng chuyên môn cần chủ động, tích cực triển khai thực hiện kế hoạch, phân công công việc cho các thành viên trong tổ; kiểm tra, theo dõi, đánh giá mọi nề nếp, hoạt động của tổ chuyên môn, của các thành viên trong tổ; đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn thông qua việc dự giờ thăm lớp, thi giáo viên giỏi, các buổi sinh hoạt chuyên đề.
Thứ tư,tiếp tục phát huy mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tích cực tìm hiểu, lựa chọn những cha mẹ học sinh có tinh thần trách nhiệm cao đối với con em mình, có năng lực làm công tác tuyên truyền, vận động tốt, nhiệt tình, cùng với nhà trường thống nhất phối hợp thực hiện các hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác “xã hội hoá” trong giáo dục. Theo đó, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong phụ huynh học sinh trên địa bàn cũng như con em địa phương thành đạt tự nguyện đóng góp quỹ “xã hội hóa” nhằm bổ sung, hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất cho trường học; đồng thời, tạo nguồn quỹ khen thưởng, quỹ hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Những giải pháp nêu trên sẽ góp phần cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Ba Đình thực hiện lời chỉ dạy của Bác Hồ kính yêu “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người để từ đó, mỗi cá nhân sẽ tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường, tạo được uy tín và giữ vững truyền thống dạy học mà các thế hệ nhà giáo đi trước đã dày công vun đắp./.
Học viên: Lê Thị Phương
Lớp: TCLLCT A7.K51
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Đình, TP Thanh Hoá
(Bài viết được trích từ khoá luận tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị)
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
160
Hôm qua:
1850
Tuần này:
7502
Tháng này:
59558
Tất cả:
4.993.159