NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

Lớp TCLLCT A4-K51 thực hiện mô hình “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo

Đăng lúc: 07:36:43 29/01/2024 (GMT+7)156 lượt xem

 Sau mỗi buổi học, học viên lớp TCLLCT A4-K51 thường cố gắng hệ thống hóa bài giảng để nắm được kiến thức trọng tâm, trọng yếu, từ đó hiểu sâu về kiến thức để liên hệ với tình hình của địa phương cho phù hợp. Đồng thời, để đạt kết quả cao trong mỗi bài thi hết môn, học viên đã tổ chức ôn tập theo nhóm, thuận lợi cho việc trao đổi kiến thức. Chính vì thế, lớp A4-K51 luôn được các thầy cô đánh giá là lớp học có không khí sôi nổi, tích cực, chủ động, có tính cầu thị cao trong học tập.
1.png
Học viên lớp TCLLCT A4-K51 chụp ảnh lưu niệm
với các giảng viên Nhà trường tại Lễ Khai giảng
Lý luận chính trị có vai trò đặt biệt quan trọng trong việc nâng cao vai trò tiên phong lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân. V.I.Lênin đã khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”, “Chỉ Đảng nào được một lý luận Tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”. Kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” .
Thực trạng hiện nay cho thấy, một bộ phận đảng viên, học viên có biểu hiện ngại học, lười học lý luận chính trị, cho rằng học lý luận chính trị là để lấy bằng, đáp ứng tiêu chí hoàn thiện hồ sơ cán bộ, coi học lý luận chính trị là lý thuyết suông…; do đó, thường không chủ động, tích cực khi đến lớp.
Một trong những nguyên nhân của biểu hiện ngại học lý luận chính trị nêu trên là do bản thân người đảng viên, học viên chưa nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò, trách nhiệm đối với việc học tập lý luận chính trị, không xác định đúng mục tiêu, động cơ học, chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa sắp xếp được thời gian học tập hợp lý.
Thực hiện sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở của tỉnh Thanh Hóa và tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng, khắc phục tình trạng lười học lý luận chính trị của học viên. Các phương pháp giảng dạy được thầy cô áp dụng theo hướng “lấy học viên làm trung tâm, giảng viên là động lực”. Một trong các giải pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy-học đó là Nhà trường xây dựng mô hình “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo”. Đặc biệt, đối với hệ Trung cấp Lý luận chính trị, việc áp dụng phương pháp này giúp nội dung bài giảng được truyền tải đến người học một cách hiệu quả hơn.
Nội dung của mô hình này bao gồm: “3 trước”: nghiên cứu trước, tìm hiểu trước, đặt câu hỏi trước; “3 sâu”: sâu kiến thức, sâu thực tiễn, sâu liên hệ; “3 sau”: hệ thống hóa kiến thức sau bài giảng, đánh giá sau bài giảng, gợi mở vấn đề để gắn kết với bài tiếp theo, môn học tiếp theo;“ 3 sáng tạo”: sáng tạo, linh hoạt, đa dạng trong sử dụng phương pháp giảng dạy; sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung cốt yếu trong mỗi tiết giảng, bài giảng; sáng tạo trong sử trí các vấn đề đăt ra trong giảng dạy.
2.png

Học viên lớp TCLLCT A4-K51 thảo luận nhóm trong học tập
 
Hiểu rõ nội dung, mục đích của mô hình này, học viên lớp TCLLCT A4-K51 đã quyết tâm thực hiện tốt mô hình; qua đó, góp phần ngăn chặn những biểu hiện ngại học lý luận chính trị. Hầu hết học viên đều đọc, nghiên cứu giáo trình trước khi đến lớp; đặt ra những câu hỏi, băn khoăn, thắc mắc để nhờ thầy cô giải đáp trong các giờ lên lớp hoặc cùng nhau thảo luận. Sau mỗi buổi học, học viên lớp TCLLCT A4-K51 thường cố gắng hệ thống hóa bài giảng để nắm được kiến thức trọng tâm, trọng yếu, từ đó hiểu sâu về kiến thức để liên hệ với tình hình của địa phương cho phù hợp. Đồng thời, để đạt kết quả cao trong mỗi bài thi hết môn, học viên đã tổ chức ôn tập theo nhóm, thuận lợi cho việc trao đổi kiến thức. Chính vì thế, lớp A4-K51 luôn được các thầy cô đánh giá là lớp học có không khí sôi nổi, tích cực, chủ động, có tính cầu thị cao trong học tập.
Nhờ áp dụng phương pháp này vào giảng dạy, các thầy cô đã mang đến cho học viên những bài giảng có giá trị lý luận cũng như thực tiễn sinh động, thu hút và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người học. Qua đó, giúp học viên phát huy tính tích cực , tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập, tạo hứng thú học tập cho học viên trên cơ sở trao đổi, phát biểu ý kiến, tiếp thu có hiệu quả bài học mới, đồng thời mở rộng và phát triển tư duy, phát huy được vai trò làm chủ của học viên trong quá trình học tập, rèn luyện, phát triển phẩm chất, năng lực và đặc biệt là “bệnh lười học” lý luận chính trị.
Thực tiễn áp dụng mô hình này vào học tập tại lớp TCLLCT A4-K51 đã mang lại kết quả rất tích cực trong thời gian qua. Điều này được thể hiện cụ thể trong kết quả cao đối với thi hết môn học. Điển hình như môn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, lớp có 40% học viên đạt từ điểm 9 đến 9,5; số còn lại đạt điểm từ 8 trở lên; không có học viên đạt điểm trung bình và dưới trung bình.
Thông qua thực hiện mô hình này, học viên nâng cao nhận thức và trình độ lí luận. Cụ thể, bài “Chính quyền địa phương ở Việt Nam” trong chương trình môn học Nhà nước và pháp luật đã giúp học viên xác định rõ cơ cấu tổ chức; nhiệm vụ, quyền hạn; chức năng của HĐND và UBND một cách sâu sắc. Qua đó, giúp học viên vận dụng những kiến thức lý luận vừa học vào cuộc sống, gắn với vị trí hiện đang công tác của mỗi người, biết cách đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương với tư cách là một công dân và với vai trò là một cán bộ, công chức đang sinh sống, công tác tại địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện mô hình “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo” tại lớp TCLLCT A4-K51 vẫn còn một số hạn chế. Do đặc thù của lớp với 95% học viên là người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở, đến từ 22 huyện, thị trong cả tỉnh, trong đó khu vực miền núi chiếm đa số. Vào mỗi cuối tuần, học viên thường về quê nên việc thực hiện mô hình này có lúc chưa thường xuyên và chưa đạt hiệu quả cao, dẫn đến chưa học viên có đủ thời gian thực hiện “3 trước” trước khi lên lớp vào thứ 2 của tuần mới. Để khắc phục hạn chế này, bài viết xin đưa ra một số giải pháp sau, qua đó góp phần thực hiện tốt mô hình “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo” ở lớp TCLLCT A4-K51.
Thứ nhất, phát huy vai trò của Chi bộ lớptrong đề ra phương hướng thực hiện môn hình. Chi bộ lớp cần chú trọng việc chỉ đạo, kiểm tra về thực hiện mô hình này vào mỗi cuối tuần, cuối môn học và đánh giá kết quả thực hiện vào cuộc họp chi bộ hàng tháng. Việc làm này cần được thể hiện cụ thể trong nghị quyết của Chi bộ để trở thành nhiệm vụ quan trọngđối với người đảng viên trong suốt quá trinhg học tập lý luận chính trị tại trường.
Thứ hai, chú trọng hoạt động lập kế hoạch học tập của lớp. Ban cán sự lớp cần lập kế hoạch học tập một cách chi tiết, khoa học cho các môn học; xây dựng đề cương ôn tập trước mỗi kì thi hết môn.  
Thứ ba, nâng cao tinh thần, trách nhiệm củahọc viên trong suốt quá trình học tập. Mỗi học viên cần thực hiện nghiêm túc Quy định “3 không, 3 có” của Nhà trường; sắp xếp công việc chuyên môn, gia đình hợp lý; chủ động, tích cực và giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập; cởi mở chia sẻ kinh nghiệm công tác và thực tiễn của địa phương mình.
Hy vọng rằng, những giải pháp này sẽ góp phần giúp tập thể lớp TCLLCT A4-K51 thực hiện hiệu quả hơn mô hình “3 trước, 3 sâu, 3 sau, 3 sáng tạo” mà Nhà trường đã nghiên cứu, xây dựng với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy-học lý luận chính trị./.
Học viên: La Thị Thủy
Lớp: TCLLCT A4 - K51
Đơn vị: Hội Nông dân xã Đông Yên, huyện Đông Sơn
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1669
Hôm qua:
2022
Tuần này:
9740
Tháng này:
5012
Tất cả:
4.436.300