Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ở tỉnh Thanh Hóa
Đăng lúc: 10:57:18 22/11/2024 (GMT+7)0 lượt xem
Là đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, hiện nay VNPT Thanh Hóa có 22 đơn vị sản xuất trực thuộc, 04 phòng chức năng với 760 cán bộ, nhân viên. Đứng trước yêu cầu nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực của VNPT Thanh Hóa phải được tiếp tục nâng lên về mọi mặt.
Trụ sở VNPT Thanh Hóa
Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là yêu cầu đặt ra cho tất cả các quốc gia cũng như trong từng tổ chức, bởi lẽ, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến vị thế và uy tín của quốc gia trong quan hệ quốc tế, cũng như vị thế và uy tín của tổ chức đó trong xã hội. Trình độ, năng lực của cán bộ nhân viên, người lao động tạo nên chất lượng nguồn nhân lực trong một tổ chức, đơn vị.
Đối với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam ở tỉnh Thanh Hóa (VNPT Thanh Hóa), trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được lãnh đạo hết sức quan tâm. Vì vậy, đến nay, VNPT Thanh Hóa đã có đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu.
Là đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hiện nay VNPT Thanh Hóa có 22 đơn vị sản xuất trực thuộc, 04 phòng chức năng với 760 cán bộ, nhân viên; trong đó: nam có 543 người (chiểm 71,45 %); nữ có 217 người (chiếm 28,55%). Chức năng, nhiệm vụ của VNPT Thanh Hoá là tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác mạng VT-CNTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; kinh doanh và phục vụ dịch vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; kinh doanh các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và các dịch vụ số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; tổ chức phục vụ thông tin theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của tỉnh.
Về cơ bản, đội ngũ cán bộ, nhân viên của VNPT Thanh Hóa đều được trang bị những kiến thức cần thiết, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chuyên ngành cơ bản phù hợp với vị trí, việc làm được giao; có năng lực hoạt động thực tiễn. Đến năm 2024, số lượng cán bộ, nhân viên của VNPT tỉnh Thanh Hóa có trình độ sau đại học là 72 người, chiếm 9.47%, trình độ đại học tăng lên 475 người, chiếm tới 62,5%. Lãnh đạo VNPT Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo quản trị nhân sự hiện đại theo chuẩn quốc tế và các lớp tập huấn nghiệp vụ nhân sự đặc thù cho đội ngũ làm công tác nhân lực, nhân sự trực tiếp; chú trọng hướng dẫn các đơn vị tăng cường hàm lượng quản trị số, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào công tác giảng dạy và quản trị nhân sự; triển khai đồng bộ mô hình đào tạo trực tuyến…
Có được điều này là do đội ngũ cán bộ, công nhân thuộc VNPT tỉnh Thanh Hóa luôn có ý thức mong muốn được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn của mình nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, lãnh đạo của VNPT Thanh Hóa đã quan tâm cử cán bộ đi đào tạo về lý luận chính trị; đến nay có 2 đồng chí có trình độ Cao cấp lý luận chính trị, 64 đồng chí có trình độ Trung cấp lý luận chính trị. Theo kết quả đánh giá hàng năm, nhìn chung, đội ngũ cán bộ, người lao động của VNPT Thanh Hóa luôn giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức. Trong giai đoạn 2022 - 2024, cán bộ, người lao động của đơn vị luôn được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Tuy nhiên, cũng còn có những bất cập đối với nguồn nhân lực VNPT Thanh Hoá, như: vẫn còn một số cán bộ, nhân viên, người lao động có chuyên môn không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, năng lực tham mưu chưa cao, chưa thật sự sát, đúng, phù hợp với điều kiện thực tế đặt ra; một bộ phận cán bộ, người lao động có kiến thức chuyên môn hạn chế nên chất lượng phục vụ có mặt chưa cao, chưa mang tính chuyên nghiệp; một số bộ phận nhỏ cán bộ, người lao động chưa có ý thức trách nhiệm cao, tác phong làm việc chưa khoa học.
Một buổi trao đổi chuyên môn ở VNPT Thanh Hoá
Đứng trước yêu cầu nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực của VNPT Thanh Hóa phải đượctiếp tục nâng lên về mọi mặt. Vì vậy, trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của VNPT Thanh Hóa, cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tuyển dụng. Tuyển dụng nhân lực là hoạt động để tuyển chọn nhân lực có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc, yêu cầu của tổ chức; đồng thời, phải có thể lực tốt và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Để công tác tuyển dụng thực hiện tốt, trước tiên, VNPT Thanh Hóa cần xây dựng đề án vị trí việc làm, đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực trong thời gian tới và nhu cầu thực tế về vị trí công tác tại đơn vị, nhằm bảo đảm bố trí hợp lý công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và yêu cầu công việc, để xây dựng kế hoạch tuyển dụng trong năm hiệu quả.
Để có nhiều ứng viên tham gia tuyển dụng, VNPT cần đăng tuyển rộng rãi, để thu hút được nhiều người lao động tiềm năng tạo cơ hội cho VNPT tuyển dụng được người lao động phù hợp với yêu cầu công việc. Phương thức tuyển dụng đúng người có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc, bố trí đúng người, đúng việc, đúng vị trí. Có cơ chế tuyển thẳng đối với những người có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ), những người đã qua đào tạo, đã có thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị Nhà nước. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc xét tuyển đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai trong suốt quá trình tuyển dụng.
Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, người lao động. Cần xác định rõ mục tiêu cụ thể là nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu công việc, phục vụ cho sự phát triển của VNPT tỉnh Thanh Hóa không chỉ hiện tại mà còn trong tương lai. Đối tượng đào tạo cần đúng người, đúng mục đích, đúng thời điểm, đảm bảo hiệu quả đào tạo và hiệu quả công việc của đơn vị. Cần xây dựng rõ ràng, cụ thể, việc thực hiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại và kế hoạch hoạt động trong tương lai của tổ chức. Chi phí đào tạo phải được tính toán cụ thể, hạn chế tối đa phát sinh khi thực hiện. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng cần chú ý đến đào tạo cho người lao động các kỹ năng cần thiết trong công việc như: kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tiếng Anh, tin học văn phòng... Cùng với đó, cần quan tâm đến chế độ hỗ trợ kinh phí để người lao động được cử đi đào tạo yên tâm học tập để nâng cao trình độ; có các chế độ chính sách, đảm bảo khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ, công chức đạt thành tích xuất sắc trong học tập.
Thứ ba, hoàn thiện công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ. VNPT Thanh Hóa cần tập trung xây dựng kế hoạch dài hạn về nguồn nhân lực, việc này sẽ giúp cho VNPT Thanh Hóa chủ động nguồn nhân lực thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Hơn nữa, việc quy hoạch nguồn nhân lực tốt sẽ giúp tạo tâm lý tin tưởng, phấn khởi của đội ngũ lao động khi thấy tương lai của mình được quan tâm, đảm bảo, có cơ hội phát triển. Nội dung quy hoạch nguồn nhân lực phải phân định rõ từng đối tượng cụ thể. Từ đó, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch luân chuyển bố trí, sử dụng cán bộ để tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch rèn luyện thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí công tác khác nhau, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ phù hợp cho các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Thứ tư, tiếp tục nâng cao hiệu quả các chính sách lương, thưởng, phúc lợi người lao động. Cơ chế chính sách tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi là vấn đề quan trọng, khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng và yên tâm công tác của cán bộ, nhân viên công ty; nâng cao được tinh thần trách nhiệm nhiệm, phát huy được tinh thần lao động sáng tạo của cán bộ, nhân viên, qua đó thúc đẩy tổ chức phát triển. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi vừa phải trên cơ sở cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa phải đảm bảo quyền lợi, đảm bảo công bằng và gắn liền trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó cần có chính sách đãi ngỗ đối với cán bộ quản lý kiêm nhiệm, bằng cách có quy định phụ cấp trách nhiệm xứng đáng cho cán bộ hoạt động kiêm nhiệm để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao./.
Học viên: Lê Nguyện Vọng
Lớp: TCLLCT B37
Đơn vị công tác: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tỉnh Thanh Hoá
(Bài viết được trích từ Khoá luận tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị)
Các tin khác
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ở tỉnh Thanh Hóa
- Tri ân thầy cô Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Bước chân tri thức - Lan tỏa văn hóa đọc trong tập thể lớp TCLLCT A2.K52
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác Hội Chữ thập đỏ Trường THCS Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn
- Nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao của lớp TCLLCT A2.K52 - Gắn kết để phát triển toàn diện
- Xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ phát huy mặt tích cực của mạng xã hội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
- Sôi nổi hoạt động của lớp TCLLCT A3.K52 chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Một số giải pháp nâng cao văn hoá công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.
- Giải pháp nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị cho học viên lớp TCLLCT A3.K52 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá
- Đẩy mạnh phong trào “Ngày Chủ nhật sạch” tại Trường THCS Kiên Thọ
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1088
Hôm qua:
2081
Tuần này:
11390
Tháng này:
51450
Tất cả:
4.920.099