Nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thực tế đối với học viên Trung cấp Lý luận chính trị Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá
Đăng lúc: 13:12:46 22/09/2023 (GMT+7)645 lượt xem
Từ chuyến đi NCTT, mỗi học viên sẽ được tăng cường nhận thức về vai trò của học tập lý luận chính trị, về tầm quan trọng của học tập từ thực tiễn trong suốt quá trình sống và làm việc của mỗi học viên; từ đó, nhận thức sâu sắc được vai trò của người cán bộ cơ sở đối với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, phát huy hết năng lực để cống hiến cho xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Đoàn NCTT tặng quà lưu niệm cho Đảng ủy, UBND xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, đó là hệ thống các quan điểm, tư tưởng của Người trên nhiều lĩnh vực, về nhiều vấn đề, trong đó có quan điểm “lý luận gắn với thực tiễn”. Việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng quan điểm này của Hồ Chí Minh vào trong hoạt động dạy và học lý luận chính trị là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về phương diện lý luận và nghiên cứu thực tiễn.
Thực tiễn cho thấy, ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá, nội dung nghiên cứu thực tế (NCTT) cho học viên Trung cấp lý luận chính trị là hoàn toàn phù hợp với phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn với thực tiễn” và đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của học viên. Nghiên cứu thực tế là cơ hội và điều kiện tốt để học viên được thâm nhập thực tế, tìm hiểu một cách sâu sắc về thực tế các mô hình, điển hình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở một số địa phương, các chương trình trọng tâm như xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu...
Thực hiện Kế hoạch NCTT, một số thầy cô Khoa Lý luận cơ sở cùng học viên hai tập lớp A4 và A6 TCLLCT khoá 50 đã đi NCTT tại xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước. Tại đây, Đoàn NCTT đã được các đồng chí trong Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Lũng Niêm tiếp đón tiếp long trọng, nhiệt tình. Đoàn thực tế đã được nghe các đồng chí trong Đảng ủy xã báo cáo tình hình về thực hiện nông thôn mới trong những năm vừa qua. Các đồng chí đã nêu bật được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
Không chỉ lắng nghe các báo cáo, tại đây, học viên Đoàn NCTT đã đặt câu hỏi để cùng trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở xã Lũng Niêm và các địa phương khác. Đoàn thực tế còn được thăm quan mô hình làng dệt thổ cẩm. Tuy mới thành lập với số hộ ít nhưng đã phần nào có sự khởi sắc từ vùng miền núi khó khăn.
Chuyến đi thực tế đã mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tế sát hợp với nhiệm vụ bản thân; qua đó, tôi đã học hỏi được nhiều cách làm hay, linh hoạt của một xã miền núi khó khăn.
Chuyến đi NCTT về xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước của hai lớp TCLLCT A4 và A6 khoá 50 đã đạt được những kết quả nhất định. Có thể khẳng định, tất cả học viên đều chấp hành tốt các quy định về đi NCTT đúng thời gian Nhà trường đã duyệt, đó là: đều mang sổ sách ghi chép; chú ý lắng nghe báo cáo; có ý kiến trao đổi; khi đi thăm quan mô hình đã trao đổi với các hộ dân làng nghề dệt để nắm bắt tâm tư, học hỏi kinh nghiệm về sản xuất làng nghề, về phát triển thị trường. Kết thúc chuyến đi NCTT, học viên về bắt tay ngay vào việc tìm, chắt lọc những kinh nghiệm đã học hỏi được để làm bài thu hoạch theo đúng chủ đề “Vai trò của cấp ủy, chính quyền trong việc xây dựng nông thôn mới”. Trong quá trình viết bài thu hoạch, những học viên đang còn băn khoăn, vướng mắc các vấn đề, nội dung có liên quan đều đưa ý kiến lên nhóm Zalo của lớp để thầy chủ nhiệm và các học viên trong lớp gợi mở, hướng dẫn. Kết quả, 38 học viên lớp TCLLCT A6-K50 đều viết bài, nộp đúng thời gian quy định của Nhà trường; trong đó, có 7/38 bài đạt 9,27 điểm, 27/38 bài đạt 8,5 điểm và 4/38 bài đạt 8,0 điểm.

Tập thể lớp TCLLCTA6-K50 trong chuyến đi NCTT tại xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước
Bên cạnh nhữngkết quả đạt được, việc NCTT của lớp TCLLCT A4-K50 cũng cònmột số hạn chế nhất định. Một số học viên chưa thực sự chủ động trong việc nghe báo cáo, ghi chép số liệu và nhất là việc trao đổi những kinh nghiệm của nơi mình đến để học tập kinh nghiệm cho bản thân. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hoạt động NCTT, tôi có một số kiến nghị, đề xuất cụ thể như sau:
Thứ nhất, Nhà trường cần:
- Xây dựng chương trình NCTT ngay từ đầu khóa học, đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng học viên có cùng vị trí, tính chất công việc; trong đó, đưa ra các chủ đề trọng tâm gắn với các chủ trương, đường lối, chính sách, nhiệm vụ của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay để mỗi học viên chủ động tư duy về vấn đề mình lựa chọn cho viết bài thu hoạch; đồng thời, trong suốt quá trình học từng môn học, học viên có thể phát huy được năng lực tìm tòi để nâng cao kiến thức lý luận, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
- Gửi công văn liên hệ sớm với địa điểm NCTT theo yêu cầu của học viên từng lớp, từ đó phân công các khoa, phòng phụ trách các lớp liên hệ thường xuyên để nắm bắt và thống nhất nội dung, thời gian cụ thể để học viên đến nghiên cứu.
- Lựa chọn các mô hình xây dựng nông thôn mới đang phấn đấu hoàn thành về đích trong năm, không nhất thiết lựa chọn mô hình đã thành công để học viên vừa nghe được những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ triển khai xây dựng; vừa lồng ghép được các kinh nghiệm của bản thân đã từng làm ở cơ sở; vừa đóng góp ý kiến trực tiếp với địa phương nghiên cứu những vấn đề phù hợp với ý kiến của học viên; vừa học tập, vừa cùng làm với nhân dân đang thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới… để nâng cao mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.
- Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm quan tâm sâu sát đối với từng đối tượng học viên trong suốt quá trình đi NCTT; tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi ý kiến trong lớp để lựa chọn và giao nhiệm vụ cho một số học viên có kinh nghiệm trong thực tiễn, có kỹ năng sát với chủ đề nghiên cứu để có ý kiến trao đổi trong kỳ đi thực tế tại địa phương.
- Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời về hoạt động NCTT của các lớp để làm căn cứ, cơ sở khoa học để điều chỉnh, bổ sung nội dung, chương trình và kế hoạch NCTT cho học viên các khóa tiếp theo. Đồng thời, có hình thức biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân và các giảng viên chủ nhiệm đã hướng dẫn học viên đi NCTT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thứ hai, địa phương nơi đón Đoàn NCTT cần:
- Tạo điều kiện về mặt thời gian để đảm bảo cho học viên nghiên cứu ít nhất là một ngày (buổi sáng nghe cấp ủy báo cáo, buổi chiều đi thăm quan các mô hình thực tế hoặc tham gia làm trực tiếp với nhân dân).
- Cung cấp trước các báo cáo về vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu trước cho học viên trước khi lên thăm thực tế để học viên tư duy được những thuận lợi, khó khăn cũng như đặt ra nhiều câu hỏi, vấn đề muốn được trao đổi cùng với cấp ủy, chính quyền để học hỏi những bài học kinh nghiệm, cách làm hay một cách có chiều sâu kiến thức chứ không mang tính hỏi hình thức, trao đổi chung chung...
- Lựa chọn những mô hình tiêu biểu để cho đoàn đến thăm và trực tiếp trao đổi về vấn đề lựa chọn như: thôn, bản đạt kiểu mẫu sớm nhất tại xã; mô hình sản phẩm OCOP; những trang trại đạt tiêu chuẩn về môi trường; những làng nghề nhiều tiềm năng…
Thứ ba, học viên đi NCTT cần:
- Nghiêm túc thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu đào tạo của nhà trường; vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã được lĩnh hội từ thầy cô vào trong quá trình học, nhất là việc đưa ra vấn đề thảo luận, những kinh nghiệm của bản thân để trao đổi với nơi đến thực tế.
- Phát huy hết khả năng học tập, kinh nghiệm công tác để viết bài thu hoạch đạt chất lượng, từ đó tiếp tục trau dồi kiến thức, kỹ năng để đáp ứng ngày càng cao trong thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở.
- Không ngừng nâng cao ý thức, nhận thức trong việc đi NCTT và xác định rõ NCTT không chỉ là một nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị mà còn thực sự rất cần thiết để vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ của bản thân sau này.
Từ chuyến đi NCTT, mỗi học viên sẽ được tăng cường nhận thức về vai trò của học tập lý luận chính trị, về tầm quan trọng của học tập từ thực tiễn trong suốt quá trình sống và làm việc của mỗi học viên; từ đó, nhận thức sâu sắc được vai trò của người cán bộ cơ sở đối với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, phát huy hết năng lực để cống hiến cho xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay./.
Học viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: TCLLCT A6 - K50
Các tin khác
- Từ những bỡ ngỡ ban đầu đến phút chia xa đầy lưu luyến!
- Thực trạng và giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa hiện nay
- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Quảng Nham I
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đưa xã Tam Chung, huyện Mường Lát thoát nghèo nhanh, bền vững
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Kho bạc Nhà nước khu vực X trong giai đoạn hiện nay
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ ở Trường Trung học cơ sở Quảng Châu hiện nay
- Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Trường Mầm non Trường Sơn
- Trường Mầm non phường Hoằng Đại, thành phố Thanh Hoá học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần tự lực, tự cường
- Thực trạng và giải pháp phát triển công tác đoàn của Đoàn Thanh niên xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc
- Đẩy mạnh chuyển đổi số tại thành phố Sầm Sơn
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
905
Hôm qua:
1736
Tuần này:
6712
Tháng này:
61700
Tất cả:
5.285.931