Nhận thức chung về phòng, chống lãng phí
Đăng lúc: 07:03:56 27/11/2024 (GMT+7)212 lượt xem
Đối với mỗi học viên, quan điểm về chống lãng phí của bài viết còn là định hướng tư tưởng, đường lối hành động cho công tác quản lý và thực hiện chính sách hiệu quả trong công tác. Việc thấm nhuần tư tưởng này của học viên lớp TCLLCT A3.K51 sẽ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và ý thức phục vụ Nhân dân, tránh các hành vi lãng phí gây thất thoát tài sản công và làm mất lòng tin của Nhân dân.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng phòng, chống lãng phí. Bác căn dặn “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ” [1]. Người chỉ rõ: “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: Nó tai hại hơn tham ô vì lãng phí rất phổ biến...” [2]; “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô” [3]. Người nhiều lần nhấn mạnh: “Phải quý trọng của công: Tất cả cái ăn, cái mặc, cái dùng của các cô, các chú là mồ hôi nước mắt của đồng bào. Phải tiết kiệm, giữ gìn, không được lãng phí”; “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ "giặc ở trong lòng” [4].
Người cũng nhấn mạnh: “Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Vì vậy, chiến sĩ và nhân dân phải hăng hái tham gia phong trào ấy” [5]. Không chỉ thường xuyên căn dặn, nhắc nhở, bàn luận về tiết kiệm, chống lãng phí dưới góc độ lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đã truyền cảm hứng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua, huy động, hội tụ tiềm lực, sức mạnh chiến thắng thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Tiếp thu lời căn dặn của Bác, trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Đặc biệt, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí... chưa có chuyển biến rõ rệt... phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế... Tham nhũng, lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp... ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”[6].
Thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998; Quốc hội đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 và năm 2013. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”[7].
Và gần đây nhất, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có một bài viết với nhan đề “Chống lãng phí”, là thông điệp thức tỉnh mọi người xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội, cũng như đưa ra những giải pháp, thúc giục trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc quyết liệt, giải quyết triệt để việc phòng, chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trong bài viết, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bên cạnh những kết quả đạt được, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Trong đó, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước”. Đồng thời, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra một số dạng thức và nguyên nhân của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay; trong đó, việc xây dựng văn hóa tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức.
Theo quan điểm của Tổng Bí thư, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân trong thời đại mới. Trên cơ sở đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra bốn nhóm giải pháp trọng tâm mang tính chất định hướng,
Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên vươn mình ra thế giới, bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận được nhiều sự quan tâm của Nhân dân, các nhà nghiên cứu, giới báo chí, truyền thông.
Hưởng ứng bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, chiều 06/11/2024, Chi bộ lớp TCLLCT A3.K52 đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề gắn với tọa đàm khoa học “Phát huy vai trò của học viên lớp A3 TCLLCT K52 về phòng, chống lãng phí trong học tập và rèn luyện tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa”. Buổi tọa đàm khoa học đã góp phần lan tỏa nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm; qua đó, giúp học viên nâng cao nhận thức và thực hành phòng, chống lãng phí trong học tập và công tác một cách hiệu quả.
Đối với mỗi học viên, quan điểm về chống lãng phí của bài viết còn là định hướng tư tưởng, đường lối hành động cho công tác quản lý và thực hiện chính sách hiệu quả trong công tác. Việc thấm nhuần tư tưởng này của học viên lớp TCLLCT A3.K51 sẽ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và ý thức phục vụ Nhân dân, tránh các hành vi lãng phí gây thất thoát tài sản công và làm mất lòng tin của Nhân dân./.
Học viên: Nguyễn Văn Lâm
Lớp: TCLLCT A3.K5
Đơn vị công tác: THCS Lý Thường Kiệt, Hà Trung
------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.357
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.345
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.357
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.221
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.362
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.345
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.357
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.221
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.362
Các tin khác
- Từ những bỡ ngỡ ban đầu đến phút chia xa đầy lưu luyến!
- Thực trạng và giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa hiện nay
- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Quảng Nham I
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đưa xã Tam Chung, huyện Mường Lát thoát nghèo nhanh, bền vững
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Kho bạc Nhà nước khu vực X trong giai đoạn hiện nay
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ ở Trường Trung học cơ sở Quảng Châu hiện nay
- Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Trường Mầm non Trường Sơn
- Trường Mầm non phường Hoằng Đại, thành phố Thanh Hoá học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần tự lực, tự cường
- Thực trạng và giải pháp phát triển công tác đoàn của Đoàn Thanh niên xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc
- Đẩy mạnh chuyển đổi số tại thành phố Sầm Sơn
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
949
Hôm qua:
2040
Tuần này:
2989
Tháng này:
71990
Tất cả:
5.296.221