Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Đại học Hồng Đức
Đăng lúc: 07:42:51 26/11/2024 (GMT+7)607 lượt xem
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu cùng tinh thần quyết tâm, chủ động, toàn thể giảng viên, sinh viên, học sinh Nhà trường, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã được triển khai nghiêm túc, bài bản, hiệu quả, toàn diện theo các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước cùng với sự đổi mới sáng tạo của nhà trường với nhiều cách thức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường và đạt được những kết quả nhất định.

Hình ảnh: Trường Đại học Hồng Đức
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thế giới, thuận lợi nhiều nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn. Chính vì thế, việc thực hành văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí của từng cơ quan, đơn vị, từng cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong đời sống hàng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta nêu cao và thực hiện văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí là để tăng gia sản xuất, để dần nâng cao và cải thiện đời sống của Nhân dân và tích trữ thêm vốn và các nguồn lực quan trọng cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 quy định: tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định, còn lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả.
Để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn dân về thực hành chống lãng phí, gần đây, Tổng bí thư Tô Lâm đã có bài viết "Chống lãng phí". Bài viết khẳng định một cách rõ ràng rằng, lãng phí là một trong những kẻ thù ngầm của sự phát triển bền vững. Nếu không coi lãng phí cũng nguy hại chẳng kém tham nhũng thì như vậy là chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thực hành tiết kiệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh: “Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách”; đồng thời, kêu gọi các cấp, các ngành phải có trách nhiệm trong việc sử dụng tài nguyên và ngân sách nhà nước một cách hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên, vật lực và nhân lực.
Để hưởng ứng thực hiện Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trường Đại học Hồng Đức đã xây dựng chương trình hành động với nhiều nội dung cụ thể, triển khai, tuyên truyền cho giảng viên, sinh viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của cuộc vận động để cùng thực hiện.
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu cùng tinh thần quyết tâm, chủ động, toàn thể giảng viên, sinh viên, học sinh Nhà trường, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã được triển khai nghiêm túc, bài bản, hiệu quả, toàn diện theo các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước cùng với sự đổi mới sáng tạo của nhà trường với nhiều cách thức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường và đạt được những kết quả nhất định.
Trước hết, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Ban giám hiệu nhà trường đã kịp thời xây dựng và ban hành Chương trình hành động cũng như thực hiện quán triệt, tuyên truyền, phổ biến tới từng cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên, học sinh; từ đó, làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn trường, đặc biệt đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Về công tác giáo dục, tuyên truyền, Nhà trường đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc. Phong trào thi đua được phát động và triển khai hiệu quả tại các phòng, ban, khoa như: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Cán bộ, người lao động trường Đại học Hồng Đức thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thi hành công vụ; Ý tưởng tiết kiệm sáng tạo của sinh viên HDU; Cuộc thi tìm hiểu về Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chương trình "Sách vở cũ", nơi học sinh có thể trao đổi, sử dụng lại sách vở đã qua sử dụng. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm không chỉ của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Về việc tiết kiệm thời gian để đạt hiệu quả tối ưu, 100% giảng viên làm việc theo kế hoạch; chuẩn bị thiết bị theo sổ kế hoạch dạy học của trường; đảm bảo số tiết quy định căn cứ vào thời khóa biểu. Đặc biệt, trong hoạt động thí nghiệm, thực hành đảm bảo giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm khoa học, chính xác, đúng lý thuyết, tiết kiệm thời gian, vật tư.
Ngoài ra, Nhà trường đã tiến hành xây dựng thư viện điện tử và giáo án điện tử, giúp tiết kiệm tài nguyên, cắt giảm việc in ấn tài liệu không cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Đặc biệt, để chia sẻ nguồn lực và giảm chi phí, đạt hiệu quả cao Nhà trường xây dựng dự án chung với các bộ môn khác, như: khoa Luật và khoa Nông lâm ngư nghiệp cùng thực hiện dự án Giải quyết tranh chấp đất đai và bảo vệ quyền lợi nông dân và dự án Đào tạo và nâng cao năng lực pháp lý cho cộng đồng nông thôn; khoa Ngoại ngữ và khoa Kinh tế tổ chức hội thảo Dự án Khởi nghiệp và Tiếng Anh cho doanh nhân…
Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí vẫn còn những hạn chế, như: nhiều giảng viên, sinh viên và cán bộ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tiết kiệm và chống lãng phí. Việc này dẫn đến thói quen sử dụng tài nguyên một cách thiếu ý thức và không chú trọng vào việc giảm thiểu lãng phí. Các trang thiết bị, cơ sở vật chất trong trường đôi khi không được sử dụng tối ưu, dẫn đến lãng phí tài nguyên. Thực trạng này do trường còn gặp khó khăn trong việc đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp với nhu cầu dạy và học, do đó, việc tái sử dụng và bảo trì các thiết bị, vật dụng trong trường có thể không được thực hiện đúng mức, dẫn đến hư hỏng hoặc lãng phí. Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động tiết kiệm và chống lãng phí chưa được thực hiện nghiêm túc hoặc có hệ thống.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả về thực hành tiết kiệm chống lãng phí ở Trường Đại học Hồng Đức, thời gian tới, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao động toàn trường về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực nhằm xây dựng văn hóa tiết kiệm từ các cấp lãnh đạo cho đến giảng viên, người lao động và sinh viên.
Thứ ba, tận dụng các nguồn tài trợ và hợp tác với các đối tác bên ngoài, như: hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp để chia sẻ thiết bị, cơ sở vật chất hoặc tham gia vào các dự án cộng đồng giúp tiết kiệm tài nguyên; sử dụng các nguồn tài trợ từ chính phủ hoặc các tổ chức để cải thiện cơ sở vật chất mà không phải dựa hoàn toàn vào ngân sách nội bộ.
Thứ tư, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại trường; xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm cho từng lĩnh vực gắn với công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên; phân công rõ ràng trách nhiệm của từng khoa, phòng chuyên môn và từng cá nhân; đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí đánh giá trong công tác thi đua, khen thưởng cuối năm.
Trong bối cảnh nguồn lực ngày càng hạn hẹp, việc thực hành tiết kiệm và chống lãng phí không chỉ là một yêu cầu cấp thiết mà còn là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Đại học Hồng Đức. Việc tiết kiệm không chỉ giúp sử dụng hiệu quả tài chính, cơ sở vật chất mà còn góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy một nền giáo dục bền vững. Để đạt được mục tiêu này, cần sự đồng thuận và nỗ lực từ tất cả các bộ phận trong nhà trường để tạo ra một môi trường học tập hiệu quả, góp phần vào sự phát triển bền vững của nhà trường và cộng đồng./.
Học viên: Nguyễn Hải Nguyệt
Lớp: TCLLCT A4.K52
Đơn vị: Trường Đại học Hồng Đức
Các tin khác
- Từ những bỡ ngỡ ban đầu đến phút chia xa đầy lưu luyến!
- Thực trạng và giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa hiện nay
- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Quảng Nham I
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đưa xã Tam Chung, huyện Mường Lát thoát nghèo nhanh, bền vững
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Kho bạc Nhà nước khu vực X trong giai đoạn hiện nay
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ ở Trường Trung học cơ sở Quảng Châu hiện nay
- Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Trường Mầm non Trường Sơn
- Trường Mầm non phường Hoằng Đại, thành phố Thanh Hoá học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần tự lực, tự cường
- Thực trạng và giải pháp phát triển công tác đoàn của Đoàn Thanh niên xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc
- Đẩy mạnh chuyển đổi số tại thành phố Sầm Sơn
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
927
Hôm qua:
2040
Tuần này:
2967
Tháng này:
71968
Tất cả:
5.296.199