NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Đăng lúc: 08:56:28 28/03/2023 (GMT+7)1460 lượt xem

 
Trên con đường lịch sử cách mạng đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, Việt Nam hơn ai hết hiểu rõ giá trị của hòa bình, tự do, tự chủ, hợp tác cùng phát triển. Thực tiễn 37 năm đổi mới đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn.
a1.jpg
Ảnh sưu tầm: Bác Hồ với các nhà ngoại giao quốc tế
tại Thủ đô Hà Nội
Với những giá trị tư tưởng được hun đúc, kết tinh từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là sự vận dụng sáng tạo những quan điểm về chủ nghĩa quốc tế vô sản trong học thuyết Mác – Lênin, với cùng thực tiễn quá trình đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, đến tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của Nhà nước Việt Nam hiện đại là người đã đặt nền móng, trực tiếp chỉ đạo, dẫn dắt sự phát triển của nền ngoại giao Việt Nam và đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong suốt quá trình kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập cho đến nay.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng cho tư duy đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, là ngọn hải đăng và kim chỉ nam để Đảng ta dẫn dắt cách mạng Việt Nam giành thắng lợi, kiên định với đường lối độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, từng bước xây dựng, bổ sung và ngày càng hoàn thiện đường lối đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới, đồng thời đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Trong đó, chính nhờ sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xử lý các mối quan hệ giữa Việt Nam với thế giới và khu vực, trong hoạch định đường lối đối ngoại, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nên đã góp phần quan trọng vào những thành tựu trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam kể cả thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng như trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới và bảo vệ Tổ quốc.
a12.jpg
Ảnh sưu tầm:Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
tới Trung Quốc là một trong những sự kiện đối ngoại lớn
của đất nước trong năm 2022
Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, với việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đối ngoại Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần duy trì môi trường hòa bình, thu hút các nguồn lực cho phát triển, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và nâng cao vị thế quốc tế của nước ta. Những thành tựu đạt được là sự minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối đối ngoại mà Đảng đã đề ra và lãnh đạo thực hiện, đặc biệt là việc thực hiện phương châm ngoại giao độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Chính vì vậy, tại Đại hội XIII, Đảng tiếp tục khẳng định một trong những phương châm về đối ngoại của Việt Nam đó là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại”[1]
 
Cho đến nay, thực tiễn ngoại giao Việt Nam được thể hiện qua mối quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước (Lào, Campuchia, Cuba) có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược”, 13 nước “đối tác toàn diện”, 3 nước “đối tác chiến lược toàn diện” và là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO, v.v.. 
a13.jpg
Ảnh sư tầm: Toàn cảnh phiên họp bầu ra 14 thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 ngày 11/10/2022
tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Trong số các mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được xem là một điển hình, một mẫu mực hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai nước. Trong sứ mệnh cao cả ấy, tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hủa Phăn là 02 địa bàn chiến lược trọng yếu, đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ đối với cách mạng Lào. Giai đoạn 2016-2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của hai tỉnh đạt 73.970.087 USD, tăng 18% so với giai đoạn 2011-2015; tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận 723 lưu học sinh tỉnh Hủa Phăn (tăng 105% so với giai đoạn 2011-2015), trong đó có 339 lưu học sinh trong diện được hỗ trợ kinh phí (cao gấp 2,1 lần so với giai đoạn trước). Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa cam kết tiếp tục hỗ trợ tỉnh Hủa Phăn 317,878 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo lưu học sinh, khám chữa bệnh cho cán bộ và Nhân dân tỉnh Hủa Phăn tại tỉnh Thanh Hóa...
 a14.jpg
Lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
và Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn
trao biên bản giao, nhận học viên vào ngày 14/3/2023
Thực hiện biên bản thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (giai đoạn 2021-2025, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn đã khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn (khóa 5) năm 2023; tiếp tục không ngừng củng cố, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa 2 Đảng Nhân dân hai nước Việt - Lào và 2 tỉnh Thanh Hoá - Hủa Phăn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của hai tỉnh, hai dân tộc.
a15.jpg
Giáo viên và học sinh hai tỉnh Thanh Hoá - Hủa Phăn trong Lễ Khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn (khóa 5) năm 2023

Tựu trung, nhìn lại lịch sử nghìn năm của dân tộc, ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc dựng nước và giữ nước, thường xuyên chống thiên tai và phòng địch họa, xây dựng nền văn hiến lâu dài. Bản sắc của dân tộc Việt Nam là bản lĩnh được tôi rèn qua trường kỳ vất vả và gian lao. Bản sắc đó đã ghi dấu ấn đậm nét Việt Nam, như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam”./.
Học viên: Đinh Lê Trà My
Lớp TCLLCT A1 K50
 
 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.161
Số lượt truy cập
Hôm nay:
1721
Hôm qua:
2395
Tuần này:
11899
Tháng này:
58273
Tất cả:
4.423.153