Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Chi bộ phòng Kế hoạch tổng hợp và Hợp tác quốc tế trực thuộc Đảng ủy Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Đăng lúc: 06:16:09 23/10/2023 (GMT+7)2508 lượt xem
Trong thời gian qua, Đảng ủyViện Nông nghiệp nói chung và Chi bộ phòng Kế hoạch tổng hợp và Hợp tác quốc tếnói riêng đã xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ rất nặng nề và nhiều thách thức, thời cơ mới. Do đó, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là yếu tố quan trọng quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, giúp cho mỗi đảng viên nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ.

Chi bộ phòng Kế hoạch tổng hợp và Hợp tác quốc tếtrực thuộc Đảng ủy Viện Nông nghiệp TH
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì việc sẽ tốt”; “Muốn chi bộ phát triển tốt, thì cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng chi bộ”. Chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là phương cách để phòng bệnh từ sớm, từ xa; chữa trị bệnh khi căn bệnh đó “còn trong trứng nước”, là trường học để rèn luyện cấp ủy, bí thư cấp ủy và đảng viên.
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố rất quan trọng, quyết định kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Do vậy, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Nhận thức sâu sắc rằngtổ chức cơ sở Đảng là tế bào nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, trong những năm qua, Chi bộ phòng Kế hoạch tổng hợp và Hợp tác quốc tế là chi bộ trực thuộc Đảng ủy Viện Nông nghiệp Thanh Hóa luôn coi trọng việc xây dựng và củng cố chi bộ, trong đó tập trung vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đồng thời, xem đây là khâu đột phá trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cho tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc, chấp hành chế độ và chất lượng sinh hoạt đảng trong cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, Chi ủy chi bộ thường xuyên chú trọng công tác triển khai các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh về chi bộ và sinh hoạt chi bộ, nhất là triển khai thực hiện Kết luận số 18-KL/TW, ngày 22/9/2017 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư khóa X “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” trong tình hình mới, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương “một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII của Đảng; Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tổ chức sinh hoạt đảng vào những thời gian phù hợp để không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. Nội dung sinh hoạt đảng cũng được xây dựng sát với yêu cầu nhiệm vụ thực tế của cơ quan và thực hiện tốt công tác tự phê bình, phê bình, giữ nghiêm kỷ luật của Đảng. Bên cạnh đó, chi bộ luôn củng cố và phát huy tốt vai trò của tổ chức, động viên đảng viên, cán bộ, công chức trong cơ quan, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sinh hoạt chi bộ của chi bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp và Hợp tác Quốc tếvẫn còn bộc lộ những hạn chế như: Nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đi sâu vào trọng tâm, trọng điểm các vấn đề cần tập trung thảo luận. Trong sinh hoạt, việc phát huy trí tuệ của đảng viên còn hạn chế, chưa thực sự sâu sắc. Tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của một số đảng viên còn thấp, chưa lồng ghép được các nội dung để buổi sinh hoạt được sinh động, công tác thi đua khen thưởng còn chưa kịp thời, chưa kích thích được đảng viên trong xây dựng nghị quyết của chi bộ, trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên, trong sinh hoạt còn lồng ghép với sinh hoạt chuyên môn... Vì vậy, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thời gian tới, chi bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp và Hợp tác Quốc tế cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp sau đây:
Một là, tăng cường nhận thức về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của Chi bộ phòng Kế hoạch tổng hợp và Hợp tác quốc tế. Mục tiêu của giải pháp là tạo sự thống nhất về nhận thức của cấp ủy và đảng viên về vị trí, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ; từ đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nghiêm nền nếp, các nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng... tích cực góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị. Theo đó, Cấp ủy phải nhận thức đúng đắn vị trí và tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ, coi việc đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt là một hoạt động quan trọng; phải làm cho cán bộ, đảng viên thấy rõ chất lượng sinh hoạt chi bộ đóng vai trò quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, đó là: thông qua sinh hoạt chi bộ, đảng viên tiếp nhận đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, thông tin thời sự chính trị, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng thảo luận, thuyết phục, nhận nhiệm vụ, tham gia xây dựng nội bộ Đảng. Bởi vậy, tham gia đầy đủ, tích cực sinh hoạt chi bộ là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của mỗi đảng viên.
Tổ chức giáo dục cho đảng viên về trách nhiệm của bản thân trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ để mọi đảng viên hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc. Đảng viên cần tham gia ý kiến xây dựng nghị quyết, coi chi bộ như là một diễn đàn dân chủ để bộc lộ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng về thực hiện nhiệm vụ của mình, phát huy cao trí tuệ của tập thể; phải luôn nhận thức được chi bộ chính là nơi giáo dục, rèn luyện, kết nạp, kiểm tra mọi cán bộ đảng viên. Cần làm cho mỗi đảng viên trong chi bộ nhận thức rõ trách nhiệm đóng góp trí tuệ vào sự lãnh đạo của Đảng; tôn trọng sự tham gia đóng góp ý kiến của các đoàn thể chính trị - xã hội và quần chúng vào xây dựng chủ trương, nhiệm vụ chính trị của Đảng. Có làm tốt điều này thì nội dung sinh hoạt chi bộ mới đi vào chiều sâu.
Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đảng viên tham gia đầy đủ sinh hoạt chi bộ, chi bộ phải giữ nghiêm kỷ luật, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng đối với chế độ sinh hoạt, tạo thành nền nếp, thói quen tham gia sinh hoạt chi bộ cho đội ngũ đảng viên. Tổ chức nghiên cứu, thảo luận sâu sắc trong chi ủy, chi bộ về vị trí, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ, xác định rõ vai trò trách nhiệm của mỗi đảng viên trong sinh hoạt chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, khắc phục những nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ.
Để thực hiện giải pháp này, tổ chức Đảng cấp trên nhưĐảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Đảng ủy Viện Nông Nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng; nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức sinh hoạt chi bộ ở Chi bộ phòng Kế hoạch tổng hợp và Hợp tác quốc tế.
Hai là, duy trì nề nếp sinh hoạt chi bộ, chi ủy. Thực hiện nghiêm túc, có nề nếp chế độ sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng; quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban Tổ chức Trung ương “Một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”. Từ đó, tạo cho đảng viên ý thức tổ chức, tự giác chấp hành Điều lệ Đảng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Đồng thời, kịp thời nắm bắt và giải quyết một cách hiệu quả nhiệm vụ của đơn vị, nâng cao chất lượng lãnh đạo của chi bộ.
Chi bộ tùy theo điều kiện mà quy định thời gian, địa điểm thích hợp, ổn định để đảng viên có ý thức thường xuyên, chủ động sắp xếp công việc và tự kiểm điểm lại việc thực hiện nhiệm vụ được chi bộ giao trong tháng để báo cáo trước chi bộ và nhận nhiệm vụ mới; đồng thời chuẩn bị ý kiến phát biểu; Ban chi ủy chi bộ phải duy trì và thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt chi bộ định kỳ mỗi tháng một lần (không kể đột xuất): Kết quả các buổi sinh hoạt chi bộ phải ghi chép đầy đủ ý kiến thảo luận của đảng viên và kết luận của đồng chí chủ trì vào biên bản, cuối buổi sinh hoạt phải thông qua Nghị quyết hoặc ý kiến kết luận của đồng chí chủ trì là cơ sở để chi bộ triển khai thực hiện đối với công tác chỉ đạo Phòng thực hiện các nhiệm vụ đạt kết quả cao, đúng định hướng chỉ đạo của chi bộ. Từ đó, dần dần thấm sâu vào từng đảng viên. Chuẩn bị đến ngày sinh hoạt chi bộ, từng đảng viên chủ động sắp xếp công việc và tự kiểm điểm lại việc thực hiện nhiệm vụ được chi bộ giao cho trong tháng đó để báo cáo trước chi bộ và nhận nhiệm vụ mới, đồng thời chuẩn bị ý kiến phát biểu trong sinh hoạt chi bộ.
Chi bộ cần đề cao tinh thần trách nhiệm của chi ủy, mà trước hết là đồng chí Bí thư chi bộ phải làm cho mọi đảng viên thấy trách nhiệm của mình, thường xuyên liên hệ, tự nhắc nhở bản thân phải giữ gìn phẩm chất đạo đức, tư cách của người đảng viên, thể hiện vai trò tiền phong, gương mẫu trước quần chúng.
Ba là, đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ phù hợp, tạo động lực cho đảng viên đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của Đảng. Chi bộ cần xác định nội dung sinh hoạt phù hợp, sát đúng nhiệm vụ chính trị của đơn vị, từ đó, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên, góp phần thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ngoài nội dung sinh hoạt thường xuyên 01 lần/ tháng, chi bộ coi trọng việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề 03 tháng/ lần. Căn cứ vào tình hình thực tế, Chi ủy chủ động xây dựng kế hoạch chuyên đề với nội dung, giải pháp cụ thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Nội dung và hình thức sinh hoạt phải phong phú tránh đơn điệu, nhàm chán để tạo động lực cho đảng viên đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của mình, góp phần nâng cao nhận thức cho đảng viên. Phân công mỗi đảng viên phụ trách một vấn đề để họ có trách nhiệm nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan, chuẩn bị nội dung để trình bày trước chi bộ, các đảng viên còn lại tham gia thảo luận. Theo đó, Chi bộ cần phát huy trách nhiệm của Cấp ủy và Bí thư chi bộ trong việc xác định nội dung sinh hoạt phù hợp, trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị; tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp trong kiểm tra, giám sát.
Bốn là, nâng cao năng lực điều hành sinh hoạt chi bộ của chi ủy, người chủ trì. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban Tổ chức Trung ương “Một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”.Đồng thời, thực hiện tốt quy trình buổi sinh hoạt chi bộ theo hướng dẫn hiện hành. Trong quá trình bầu cử chi bộ phải lựa chọn, bầu ra đội ngũ chi ủy viên có phẩm chất, năng lực có phương pháp, kỹ năng công tác, thực sự tiêu biểu cho trình độ và trí tuệ của chi bộ; thường xuyên tổ chức cập nhật kiến thức mới, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho Chi ủy viên và Bí thư chi bộ; tăng cường sự hướng dẫn, chỉ đạo của đảng ủy cấp trên trực tiếp đối với chi bộ và cấp ủy chi bộ cơ sở.
Năm là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Hằng năm, Đảng ủy Viện Nông nghiệp cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành nền nếp chế độ sinh hoạt; việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ, nhất là nội dung chuẩn bị của chi ủy; sổ biên bản sinh hoạt chi ủy, chi bộ. Sau kiểm tra, giám sát phải thông báo kết luận kiểm tra, giám sát để chi bộ biết, đồng thời có các giải pháp, hình thức phù hợp để trao đổi kinh nghiệm, biểu dương cá nhân thực hiện tốt để nhân rộng và phát động thi đua giữa các chi bộ, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế của chi bộ. Toàn bộ các cuộc kiểm tra, giám sát phải hoàn thành trước khi đánh giá, phân loại chất lượng chi bộ hằng năm.
Các giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Chi bộ phòng Kế hoạch tổng hợp và Hợp tác quốc tế như đã trình bày ở trên đều tác động đến nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, cấu thành một thể hoàn chỉnh nhằm giúp cho chất lượng sinh hoạt đảng viên ngày càng có chất lượng, đảm bảo số lượng. Do đó, không thể thực hiện từng giải pháp riêng lẻ mà cần thực hiện đồng bộ và phối hợp với nhau để phát huy tác dụng tổng hợp của các giải pháp để không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Chi bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.
Học viên: Lại Đức Lộc
Lớp: TCLLCT A2 - K50
Các tin khác
- Từ những bỡ ngỡ ban đầu đến phút chia xa đầy lưu luyến!
- Thực trạng và giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa hiện nay
- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Quảng Nham I
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đưa xã Tam Chung, huyện Mường Lát thoát nghèo nhanh, bền vững
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Kho bạc Nhà nước khu vực X trong giai đoạn hiện nay
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ ở Trường Trung học cơ sở Quảng Châu hiện nay
- Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Trường Mầm non Trường Sơn
- Trường Mầm non phường Hoằng Đại, thành phố Thanh Hoá học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần tự lực, tự cường
- Thực trạng và giải pháp phát triển công tác đoàn của Đoàn Thanh niên xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc
- Đẩy mạnh chuyển đổi số tại thành phố Sầm Sơn
Liên kết website
Số lượt truy cập
Hôm nay:
594
Hôm qua:
1628
Tuần này:
4262
Tháng này:
73263
Tất cả:
5.297.494