NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024)

Trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý và Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Đăng lúc: 08:05:03 10/03/2023 (GMT+7)382 lượt xem

 Những nội dung được nêu trong Quy định 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm thực sự là thử thách “vàng - thau” đối với mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý để “tự soi chiếu” không chỉ về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ…, mà còn cả về việc thực hiện trách nhiệm nêu gương.
t1.jpg
Ảnh: Sưu tầm
Thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta hết sức coi trọng. Xem đây là một trong những phương thức lãnh đạo rất quan trọng, là truyền thống quý báu của Đảng ta trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[1]. Thực tiễn cũng cho thấy, hành động gương mẫu, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu, chính là “mệnh lệnh không lời”, trực tiếp truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhân dân học tập, noi theo; qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Trong những năm gần đây, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý như: Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục xác định phải coi trọng và đặt lên cao hơn trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; trở thành một trong những vấn đề căn cốt, mang tính cấp thiết đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn công tác xây dựng Đảng ta hiện nay. Đồng thời, Nghị quyết Đại hội XIII cũng khẳng định: “Việc thực hiện trách nhiệm nêu gương và chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên có chuyển biến tích cực, nhất là vai trò tiền phong gương mẫu của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương[2], góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tham nhũng, tiêu cực.
Có th khng định, nhng nghị quyết, những quy định về việc nêu gương đã góp phn quan trng vào công cuc xây dng, chnh đốn Đảng hin nay. Trong những năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII và những năm đầu trong thực hiện Nghị quyết XIII,  việc thực hiện trách nhiệm nêu gương và chuẩn mực đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, trong đó có vai trò tiên phong gương mẫu trong đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước đã có chuyển biến tích cực. Nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức, cơ quan, đơn vị đã trở thành tấm gương mẫu mực không chỉ về đạo đức, lối sống, mà còn trong công tác, có trách nhiệm với công việc, thực hiện nói đi đôi với làm, hết lòng phụng sự Đảng, nhân dân, được nhân dân tin yêu, quý trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn có tình trạng nhận thức và thực hiện trách nhiệm nêu gương của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa cao. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược thiếu gương mẫu trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thậm chí vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Chính những hạn chế, khuyết điểm trên đã ảnh hưởng đến hình ảnh của người cán bộ, đảng viên và hơn thế nữa, những hạn chế đó cũng đang bị các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chống phá, hòng bôi nh, xuyên tc, h thp uy tín, chia r, làm suy gim nim tin ca cán b, đảng viên, nhân dân đối vi Đảng và chếđộ ta. Từ những hạn chế trên cho thấy, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên thực sự là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.  
Để khắc phục tình trạng này, trước hết, cần nâng cao nhận thức, tạo thành ý thức tự giác cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu về vai trò, trách nhiệm nêu gương, coi đây là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi cán bộ bộ lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu theo quy định của Đảng và xử lý nghiêm những vi phạm, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tiêu cực, thiếu gương mẫu, tránh tình trạng đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm. Bởi nếu không có kiểm tra, giám sát của tập thể và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm thì rất có thể việc nêu gương chỉ dừng lại ở hình thức, không tạo động lực cho những người thực sự là những tấm gương mẫu mực.
Vì vậy, Quy định s 96-QĐ/TW ngày 2-2-2023 của Bộ Chính trị “V vic ly phiếu tín nhim đối vi chc danh, chc v lãnh đạo, qun lý trong h thng chính tr”,  qua đó góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ; giúp cán bộ “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức Đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ…và thông qua đó để giám sát việc nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý và có căn cứ để xử lý những trường hợp vi phạm.
Quy định s 96 nêu ra 2 tiêu chí ly phiếu tín nhim đối vi nhng chc danh cn ly phiếu tín nhim đó là: Phm cht chính tr, đạo đức, li sng, ý thc t chc k lut; kết qu thc hin chc trách, nhim vđược giao (tính tđầu nhim kđến thi đim ly phiếu)…
Người cán bộ đạt chỉ số tín nhiệm cao không chỉ có “ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện các quy định, quy chế của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi công tác”. Mà đó phải là người có “tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao”; không vì lá phiếu tín nhiệm mà ngại “xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm”. “Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải được kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm”. Đây chính là những cơ sở quan trọng để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu trong chú trọng trong tu dưỡng, rèn luyện.
Mặt khác, những yêu cầu mới của Quy định số 96 về các tiêu chí, trong đó có tiêu chí thành phn rt đáng chú ý là “s gương mu ca bn thân và v, chng, con trong vic chp hành chính sách, pháp lut ca Nhà nước”. Đây là một trong những tiêu chí đặt ra đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý không những bản thân mình phải gương mẫu mà còn phải kiểm soát cả vợ, con và những người thân trong gia đình cũng phải gương mẫu chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như trách nhiệm trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Như vậy, căn cứ để xem xét sẽ rộng hơn. Những ai đó có vợ, chồng, con cái vi phạm pháp luật, lợi dụng vị trí công tác của người thân để trục lợi, tạo dựng sân sau, sẽ không thể vô can. Bởi “tiên tề gia, hậu trị quốc”, nếu trong gia đình cán bộ lãnh đạo, quản lý có người vi phạm chính sách, pháp luật thì làm sao có đủ uy tín lãnh đạo.
Với những nội dung được nêu rõ trong Quy định 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm thực sự là thử thách “vàng - thau” đối với mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý để “tự soi chiếu” không chỉ về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ,…mà còn cả về việc thực hiện trách nhiệm nêu gương, sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con…
Như vậy, kế thừa, phát triển những quan điểm của Đảng về phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đã được nêu ở nhiều Nghị quyết, quy định trước đây, Quy định 96 của Bộ Chính trị đã tiếp tục khẳng định về tầm quan trọng của việc nêu gương. Đặc biệt, những nội dung được đề cập đến trong Quy định 96, trong đó có nội dung về việc thực hiện nêu gương quy định chính là một trong những tiêu chí để lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, đây là vấn đề không phải chỉ đặt ra đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý mà mọi đảng viên, những người đang được quy hoạch là nguồn lãnh đạo, quản lý cũng phải thấm nhuần và quán triệt sâu sắc, để không những có căn cứ trong thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo, quản lý, mà còn là cơ sở để bản thân tu dưỡng, rèn luyện và thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, quán triệt những nội dung của Quy định 96 để thực hiện nghiêm túc là yêu cầu, nhiệm của mọi tổ chức Đảng, mọi cán bộ, đảng viên. Có như vậy thì bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý và mọi cán bộ, đảng viên mới nêu cao tinh thần tự giác trong thực hiện nêu gương và giám sát việc nêu gương của đồng chí mình.        
Th.s Lê Hải Yến
Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, t.1, tr. 284
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XIII, tập 2. Nxb. CTQG-ST, 2021, tr174.
          
 
Số lượt truy cập
Hôm nay:
460
Hôm qua:
2004
Tuần này:
12642
Tháng này:
59016
Tất cả:
4.423.896